Mối quan ngại về an toàn bao trùm hội nghị các hãng hàng không toàn cầu
Vụ tấn công khủng bố vừa xảy ra tại London (Anh) và những tranh cãi về việc siết chặt các quy định hàng không ở Mỹ khiến những quan ngại về vấn đề an toàn trở thành chủ đề "nóng" tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), khai mạc ngày 4/6 tại thành phố Cancun của Mexico.
Tổng Giám đốc IATA, Alexandre de Juniac nhận định vụ tấn công khủng bố tại London đêm 3/6 có thể làm nản lòng các du khách tiềm năng giống như các vụ tấn công tương tự ở châu Âu năm 2016.
Ông Juniac dẫn chứng các vụ tấn công ở Brussels (Bỉ) và Paris (Pháp) khiến số lượng chuyến bay từ các khu vực trên thế giới đến hai nước này đều giảm.
Ông cho rằng vụ tấn công ở Anh có thể có những ảnh hưởng, song vẫn còn khá sớm để có thể dự báo về quy mô ảnh hưởng.
Trong vụ tấn công đêm 3/6 tại Anh, 3 kẻ tấn công đã lái xe đâm vào đám đông người đi bộ trên Cầu London, sau đó xuống xe dùng dao đâm nhiều người tại khu vực Borough Market.
Đây là vụ tấn công khủng bố thứ 2 xảy ra tại Anh trong nửa tháng qua. Ít nhất 7 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã nhận gây ra vụ tấn công này.
Lo ngại vụ khủng bố ở Anh có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tượng tự các vụ khủng bố tại châu Âu năm 2016, nhiều hãng hàng không đã nhanh chóng tung ra các chương trình chăm sóc khách hàng như tặng các gói bảo hiểm và sẵn sàng hoàn tiền vé các chuyến bay tới London theo yêu cầu của khách hàng.
Malaysia Airlines thông báo hoàn tiền vé toàn bộ cho khách đặt vé bay tới London cho đến ngày 5/6 hoặc có thể xa hơn. Theo Giám đốc điều hành của Malaysia Airlines Peter Bellew, tính đến thời điểm hiện nay, số hành khách đặt vé của hãng đi London vẫn không giảm.
Tuy nhiên, ông cho rằng vụ khủng bố tại London sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không châu Á, do đó, ông khuyến cáo các hãng hàng không tại khu vực nên cân nhắc các kế hoạch phát triển mở đường bay mới tới khu vực châu Âu hoặc Mỹ.
Hội nghị IATA lần này còn tập trung thảo luận về quyết định của Mỹ và Anh cấm mang máy tính xách tay và máy tính bảng lên các chuyến bay. IATA cho rằng quyết định này làm tổn hại hoạt động kinh tế của ngành hàng không.
Trong cuộc thảo luận với giới chức Mỹ và châu Âu, IATA đề xuất các phương án thay thế lệnh cấm, bao gồm việc sử dụng chó nghiệp vụ, công nghệ phát hiện bom.
Theo IATA, hành khách có xu hướng tránh các tuyến bay áp dụng lệnh cấm trên. IATA ước tính nếu lệnh cấm này được áp dụng phổ biến trên tất cả các chuyến giữa Mỹ và châu Âu, doanh thu ngành hàng không sẽ tổn thất 1,4 tỷ USD.
IATA gồm 275 hãng hàng không thành viên, chiếm 83% hoạt động giao thông hàng không toàn thế giới. Tại hội nghị năm nay, dự kiến kéo dài đến hết ngày 6/6, đại diện các hãng hàng không tham dự cũng thảo luận về hoạt động chống buôn người và việc thực thi thỏa thuận năm 2016 giữa các hàng hàng không về việc mua bán hạn ngạch khí thải gây hiệu ứng nhà kính./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cấm mang thiết bị điện tử lên máy bay, liệu có khả thi?
06:02' - 03/06/2017
Mỹ đang xem xét mở rộng lệnh cấm mang các thiết bị điện tử lớn trên các chuyến bay quốc tế do lo ngại khủng bố. Chính sách này khiến những người thường di chuyển bằng máy bay đến Mỹ vô cùng lo lắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ tiếp tục cân nhắc cấm mang thiết bị điện tử cỡ lớn lên các chuyến bay từ châu Âu
08:34' - 31/05/2017
Giới chức Mỹ ngày 30/5 thông báo tạm hoãn việc ban hành lệnh cấm mang máy tính cá nhân lên khoang hành khách đối với các chuyến bay từ châu Âu đến nước này.
-
Doanh nghiệp
ACV tiếp tục đề xuất thay đổi lộ trình tăng phí dịch vụ hàng không
16:38' - 21/05/2017
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam, giải trình bổ sung về đề xuất điều chỉnh dịch vụ hàng không.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.