Mỹ đưa ra đánh giá trái ngược về việc Iran thực hiện thỏa thuận hạt nhân
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 chỉ trích Iran "không thực hiện đúng tinh thần" của thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1, bất chấp việc trước đó báo cáo thường niên của chính quyền Mỹ khẳng định Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân này.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni, đang ở thăm Mỹ, Tổng thống Trump nói rằng đây là "một thỏa thuận khủng khiếp và không nên được ký". Tổng thống Trump cho biết chính quyền của ông đang đánh giá lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra tuyên bố trên chỉ vài ngày sau khi Mỹ xác nhận Iran đang tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với các cường quốc thế giới, đồng thời cho biết Washington đã gia hạn việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt với quốc gia Hồi giáo này.
Trong thông báo xác nhận gửi Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan ngày 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết hiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đang tiến hành cuộc kiểm tra tổng thể thỏa thuận Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo đó, Hội đồng An ninh quốc gia tập trung đánh giá tầm quan trọng của việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, căn cứ theo JCPOA, đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Ông Tillerson cũng lưu ý rằng Iran vẫn nằm trong danh sách mà Mỹ coi là "nhà nước bảo trợ khủng bố".
Thông báo xác nhận việc Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân này phải được gửi tới Quốc hội định kỳ 90 ngày/lần. Đây là báo cáo xác nhận đầu tiên của chính quyền của Tổng thống Trump kể từ khi nắm quyền hồi tháng 1 vừa qua.
Tháng 7/2015, Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Nga, cùng với Đức) đã ký kết JCPOA tại Vienna, Áo sau 18 tháng đàm phán khó khăn.
Theo thỏa thuận, Iran cắt giảm chương trình hạt nhân để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế về tài chính, kinh tế và dầu mỏ.
Thỏa thuận này được cho là một trong những di sản ngoại giao nổi bật của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, song lại vấp phải nhiều chỉ trích, thậm chí đe dọa xóa bỏ, từ Tổng thống Trump. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa thể xác định rõ chính sách của ông Trump đối với Tehran./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thông qua kế hoạch dỡ bỏ 5 lò phản ứng hạt nhân
18:45' - 19/04/2017
Nhà chức trách Nhật Bản đã thông qua kế hoạch dỡ bỏ 5 lò phản ứng cũ, đánh dấu lần đầu tiên áp dụng quy định chấm dứt vận hành các lò phản ứng đã hoạt động quá 40 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Iran-Nga hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
09:58' - 19/04/2017
Iran sẽ khởi động xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại nước này với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không kích quân đội Syria: Tổng thống Nga, Iran chỉ trích vụ tấn công
21:10' - 09/04/2017
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đã chỉ trích hành động tấn công của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân của Syria hai ngày trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không kích Syria: Iran cảnh báo nguy cơ gia tăng chủ nghĩa cực đoan trong khu vực
18:27' - 08/04/2017
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 8/4 cảnh báo cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào một căn cứ không quân của Syria có nguy cơ làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Iran và Nga hợp tác sản xuất nhiên liệu hạt nhân
13:58' - 26/02/2017
Giám đốc Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Ali Akbar Salehi cho biết hai nước đạt được thỏa thuận sơ bộ trên trong quá trình đàm phán giữa Iran và nhóm P5+1
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump muốn mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ
08:15' - 24/02/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/2 tuyên bố muốn đảm bảo kho vũ khí hạt nhân của Mỹ phải “được lấp đầy”, đồng thời cho rằng Washington đã bị tụt hậu về năng lực vũ khí hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.