Mỹ muốn "tấn công" Trung Quốc: Việc không dễ làm
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tiến hành chuyến thăm Đông Nam Á và trong suốt hành trình chuyến thăm, mọi chủ đề đều gắn với vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, Đại diện thương mại Mỹ không ngừng tuyên bố về một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Dường như chính phủ của Tổng thống Donald Trump đang dùng “tổ hợp quyền” tấn công Trung Quốc. Thế nhưng, phía sau “tổ hợp quyền” thực thực hư hư này, đâu là ý đồ thực chất của ông Trump mới là vấn đề Trung Quốc quan tâm.
Năm 2017, Tổng thống Trump đã thăm Trung Quốc. Mặc dù Mỹ đã ký kết với Trung Quốc các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại với tổng giá trị lên đến 250 tỷ USD, nhưng quan hệ hai nước cũng chỉ ổn định được trong khoảng 2 tháng.
Bước sang năm 2018, Mỹ đã lập tức thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Sau khi tàu chiến Mỹ xâm nhập vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý tại Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã thăm Indonesia và Việt Nam, công khai bày tỏ việc Mỹ ủng hộ toàn diện 2 nước này bảo vệ “chủ quyền Biển Đông” và hậu thuẫn 2 nước thách thức Trung Quốc. Phía Trung Quốc cho rằng hành động này của ông Mattis dường như đang tái diễn chiến lược Biển Đông thời Tổng thống Barack Obama nắm quyền.
Giới phân tích Trung Quốc cho rằng điều đáng chú ý là theo kế hoạch, việc ông Mattis sẽ thăm Trung Quốc đầu năm 2018 này, nhưng trước đó lại thăm Đông Nam Á, khơi dậy vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, rõ ràng là đã có những toan tính chính trị rất kỹ lưỡng.
Một mặt, điều này khơi dậy sự tức giận của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc, cản trở Trung Quốc hiện chiến lược "Vành đai và Con đường" (BRI). Mặt khác, ông Mattis có ý đồ khi thăm Trung Quốc sẽ dùng vấn đề Biển Đông để khiến Trung Quốc nhượng bộ, hoặc ít nhất là có thể mặc cả với Trung Quốc trong các vấn đề khác.
Ngoài ông Mattis, các nhân vật đại diện khác của quân đội Mỹ cũng đưa ra các phát biểu với lời lẽ cực đoan nhằm vào Trung Quốc.
Trước đó, khi đại diện quân đội Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ tham dự một hội nghị tổ chức tại Ấn Độ, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris đã chĩa mũi giáo vào Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc là “lực lượng mang tính phá hoại” của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ám chỉ Trung Quốc phá hoại tiềm năng phồn vinh, mở cửa và bao dung của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ông Harry Harris còn kêu gọi các nước dân chủ như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và
Ngoài những tuyên bố khiêu khích, gần đây Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề kinh tế, thương mại.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nhằm vào hành vi Trung Quốc “xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” của các doanh nghiệp Mỹ, và phía Mỹ đang thảo luận về một “con số” chưa từng có trong lịch sử, ám chỉ sẽ áp dụng biện pháp cấm vận nghiêm khắc hơn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ông Trump còn cho biết sẽ sớm công bố báo cáo điều tra liên quan đến điều khoản 301 nhằm vào Trung Quốc. Dường như một cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đang cận kề.
Theo giới phân tích Trung Quốc, chiến lược ngoại giao của ông Trump đã bắt đầu lộ diện, thoát khỏi quỹ đạo chống khủng bố, quay trở về quỹ đạo cạnh tranh nước lớn, mà Trung Quốc là mục tiêu quan trọng nhất.
Thế nhưng, Trung Quốc là đối thủ Mỹ chưa từng gặp phải, vừa không giống như Liên Xô (cũ), vừa không giống với nửa thực dân như Mỹ. Quan hệ kinh tế, thương mại Trung-Mỹ là cùng dựa vào nhau, phồn thịnh cùng phồn thịnh, thiệt hại cùng thiệt hại.
Vì thế, việc Mỹ muốn tấn công triệt để đối với Trung Quốc không phải là việc dễ làm. Trung Quốc với thị trường trong nước khổng lồ, khoản dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD và khoản trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đều là những vũ khí hữu hiệu để đối phó với Mỹ.
Nhưng bất kể là như thế nào, trong thời ông Trump nắm quyền, Trung Quốc cần phải sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh với Mỹ, chỉ có thông qua đấu tranh mới có thể mưu cầu đoàn kết./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và “con đường tơ lụa trên băng” (Phần 2)
06:30' - 06/02/2018
Tham vọng chinh phục Bắc Cực của Bắc Kinh đã có từ lâu, nhưng phải đợi từ năm 2013 đến nay Trung Quốc mới được mời làm quan sát viên Hội đồng Bắc Cực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và “con đường tơ lụa trên băng” (Phần 1)
05:30' - 06/02/2018
Tuy không phải là quốc gia duy nhất quan tâm đến vùng cực bắc Địa Cầu, nhưng Trung Quốc tranh thủ để dự án Con đường tơ lụa của thế kỷ 21 bao hàm luôn cả một tuyến đường trên băng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Đông: Thách thức của Trung Quốc trong chiến lược “Vành đai và Con đường”
06:30' - 20/12/2017
Những sự kiện phức tạp tại các nước Trung Đông đây không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và toàn cầu mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới bố cục “Vành đai Con đường” của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Vị thế của Hong Kong trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 12/09/2017
Sáng kiến “Vành đai và Con đường” hứa hẹn giúp Đặc khu Hành chính Hong Kong tăng cường vị thế, đưa đặc khu hành chính này trở thành “siêu cầu nối” giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.