Năm vấn đề với doanh nghiệp khiến AEC vẫn xa vời
Tiếp phần 1: Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh khiến cạnh tranh càng lớn
*PV: Để có bước đi vững vàng trên con đường hội nhập kinh tế ASEAN, theo Thứ trưởng các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những gì để tự tin khi tham gia hội nhập?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Mặc dù ở tầm vĩ mô, Chính phủ và các bộ, ngành đã chuẩn bị tương đối tốt. Tuy nhiên, ở phía các doanh nghiệp, AEC vẫn là một “thứ” gì đó xa vời. Một là, do tâm lý coi ASEAN chỉ là thị trường nhỏ, các thị trường khác quan trọng hơn.
Thứ hai, thị trường ASEAN còn nhiều thủ tục và rào cản. Thứ ba, lợi thế so sánh của các quốc gia khá tương đồng, mức độ bổ trợ thương mại thấp và cạnh tranh cao. Thứ tư, còn khoảng cách rất lớn giữa công tác tuyên truyền và tiếp nhận của doanh nghiệp.
Trong khi đó, các thông tin tuyên truyền về WTO, TPP rất nhiều nhưng về AEC còn hạn chế. Hơn nữa, các thông tin về AEC hiện rất chung chung, không sát thực với các doanh nghiệp trong từng ngành hàng cụ thể.
Thứ năm, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải “vật lộn” với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay nên chưa đủ tiềm lực để chủ động quan tâm tới hội nhập.
Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu rõ nội dung mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bởi, không thể tranh thủ cơ hội mang lại mà không biết mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì, thuế giảm thế nào, mức độ, thời hạn, lộ trình giảm ra sao, dịch vụ dự kiến mở những ngành, lĩnh vực nào…
Bên cạnh đó phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nếu không chuẩn bị tốt Việt Nam sẽ không tận dụng được cơ hội mà AEC mang lại mà phải đối mặt với thách thức nhiều hơn.
Ngoài ra, khi thực hiện mục tiêu AEC vào năm 2015 thì những cam kết bắt buộc phải thực hiện liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động có kỹ năng, vốn, tài chính,… thì các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tốt trong việc bảo vệ thương hiệu cũng như đảm bảo chất lượng mẫu mã tốt hơn và đặc biệt là những qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải biết tận dụng những cơ hội mà các doanh nghiệp khác trong khu vực ASEAN có được và tích cực hơn nữa trong việc liên hệ với những cơ quan phụ trách những nội dung khác nhau của mục tiêu Cộng đồng kinh tế ASEAN để có được những thông tin cập nhật.
*PV: Trước sự kiện Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay, xin Thứ trưởng cho biết Bộ Công Thương đã có động thái gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Đối với các lĩnh vực như dịch vụ, vận tải, cơ sở hạ tầng, thuận lợi hóa thương mại, ASEAN thống nhất sẽ nỗ lực hơn nữa để hoàn thành trong năm 2016.
Việt Nam là một trong các nước đứng đầu về tỷ lệ thực hiện (94,5%), thể hiện chủ trương nhất quán của Chính phủ là tích cực và chủ động đóng góp cho việc xây dựng AEC.
Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) khẳng định ưu tiên của ASEAN trong thời gian tới là thúc đẩy thuận lợi hoá thương mại trong khu vực. Ưu tiên này của ASEAN cũng phù hợp với nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam.
Đây cũng là các nội dung hoạt động Việt Nam đã và đang triển khai tích cực. Cụ thể, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 28/TT-BCT ngày 20/8/2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Cùng với đó, Việt Nam đang chuẩn bị ký Nghị định thư khung pháp lý Cơ chế một cửa ASEAN và dự kiến sẽ kết nối Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia vào tháng Chín tới.
Đặc biệt, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Bộ Công Thương đang xây dựng đề án về Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN với trọng tâm là cung cấp thông tin về các biện pháp phi thuế liên quan tới thương mại.
*PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN (Thực hiện)Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh, cạnh tranh sẽ càng mạnh
08:12' - 07/12/2015
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nội lực kinh tế Việt Nam còn yếu so với các nước ASEAN
17:00' - 26/11/2015
Theo ông Patrick Gilabert, Trưởng đại diện Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) ở Việt Nam, nội lực kinh tế của Việt Nam còn yếu so với các nước ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Tham gia AEC: Khó khăn lớn nhất của lao động là ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm
17:14' - 23/11/2015
Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ, giao tiếp, tổ chức thực hiện, trình bày, làm việc nhóm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà: Hoàn thành đồng bộ và vượt tiến độ nhiều công trình trọng điểm
10:54'
Ngành xây dựng xác định quyết tâm hoàn thành đồng bộ và đúng hạn hoặc hơn nữa là vượt tiến độ các dự án vì đó là danh dự, trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận đưa vào hoạt động hai công trình giao thông trọng điểm
10:38'
Sáng 19/4, UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động 2 tuyến đường giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại hành trình hơn 2 năm xây dựng Nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất
10:23'
Sau hơn hai năm kể từ ngày Thủ tướng phát lệnh khởi công, dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư lên tới 11.000 tỉ đồng, đã đi vào hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang, Bắc Ninh hợp nhất thành “siêu tỉnh công nghiệp”
10:13'
Khi hợp nhất, tỉnh Bắc Ninh (mới) sẽ có vai trò, vị thế rất lớn, trở thành một “siêu tỉnh công nghiệp” do hợp nhất hai “thủ phủ công nghiệp” của miền Bắc trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố triển khai thí điểm nhận diện sinh trắc học tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
10:07'
Sáng 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài cuối: Định hình tương lai
09:17'
Chiến lược phát triển đến năm 2045 của Bình Dương là "Từ công xưởng sản xuất đến vùng đổi mới sáng tạo - đô thị thông minh - phát triển vì con người".
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương khát vọng vươn tầm - Bài 1: Thủ phủ công nghiệp thế hệ mới
09:17'
Trên chặng đường bứt phá và hướng tới tương lai bền vững của Bình Dương đã quy tụ khát vọng, công nghệ, khai thác động lực đầu tư, hạ tầng kết nối và cú hích từ những dự án tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.