Hội nhập AEC: Giảm thuế nhanh, cạnh tranh sẽ càng mạnh
Trước thềm Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào 31/12/2015 và kỷ niệm 20 năm Việt Nam đứng trong ngôi nhà chung ASEAN, phóng viên TTXVN đã có buổi trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trước việc Việt Nam đã và đang chuẩn bị những gì để đón nhận cơ hội lớn này.
*PV: Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa mà Cộng đồng kinh tế ASEAN mang lại cho khu vực Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam trước bối cảnh khu vực và thế giới đang nhiều bất ổn như hiện nay?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Ý nghĩa lớn nhất nằm trong mục tiêu mà Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới đó là đem đến một khuôn khổ hội nhập kinh tế ở mức độ cao hơn. Hiện tại, Việt Nam mong muốn hội nhập cao hơn thì các nước ASEAN cũng muốn hội nhập vào thế giới ở mức độ cao hơn.
Để làm được điều này thì ASEAN phải thay đổi mình và nhắm vào những điểm chưa đạt được như trở thành một thị trường chung, một cơ sở sản xuất chung thống nhất.
Cùng với đó là mang đến sự phát triển cân bằng giữa các nền kinh tế trong khu vực ASEAN, làm cho các nền kinh tế ASEAN xích lại gần nhau hơn và đạt được một sự tương đồng trong trình độ phát triển kinh tế của khu vực.
Không dừng lại ở đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN còn làm thay đổi môi trường cạnh tranh chung của ASEAN, tăng cường nhiều hơn năng lực cạnh tranh chung của toàn khu vực trước những sức ép hội nhập khác từ bên ngoài. Đây là năng lực cạnh tranh quan trọng khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thực hiện vào cuối năm nay.
*PV: Vừa qua tại Kualalumpua lãnh đạo 10 nước ASEAN cho biết sẽ thành lập AEC vào ngày 31/12 tới đây. Vậy, theo đánh giá của Thứ trưởng, Việt Nam có theo kịp tiến trình hội nhập với các nước trong khối hay không?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Rất nhiều ý kiến cho rằng khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là ngày mai có thể hình thành. Tuy nhiên thành lập một cộng đồng kinh tế nói chung và trong đó Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng là cả một tiến trình chứ không phải là 1 thời điểm cụ thể.
Theo lộ trình thì ngày 31/12/2015 này mới bước đầu hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. Các bước tiếp theo là phải thực hiện bốn mục tiêu lớn của giai đoạn này là xây dựng một khu vực sản xuất chung, một thị trường chung, một khu vực phát triển đồng đều và một khu vực có sự cạnh tranh hội nhập quốc tế.
Sau khi hình thành, chúng ta đã có lộ trình và tầm nhìn đến năm 2025, nghĩa là trong 10 năm tiếp theo với 5 mục tiêu lớn mà các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN vừa công bố và tiến trình như vậy sẽ tiếp tục cho những giai đoạn tiếp theo cho cả một quá trình hình thành và hoàn thiện.
Như vậy Cộng đồng không phải hình thành ngay một lúc mà có từng giai đoạn để thích ứng dần dần, để có thể tận dụng được cơ hội từng bước một và vượt qua thách thức.
*PV: Cũng như các cam kết hội nhập và mở cửa thị trường khác mà Việt Nam tham gia những cơ hội mở ra luôn đi kèm với thách thức. Vậy theo Thứ trưởng, những cơ hội và thách thức nào đang và sẽ đặt ra với doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam khi tham gia AEC?
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Bất kỳ một kênh hội nhập nào thì cơ hội bao giờ cũng nhiều hơn thách thức nếu không các nước sẽ không hội nhập.
Tuy vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp ASEAN nói chung phải hạn chế những thách thức và tăng cường những cơ hội dự kiến có được khi Cộng đồng kinh tế ASEAN thực hiện vào năm 2015.
Vấn đề được đặt lên hàng đầu là thuế quan được giảm thiểu đáng kể. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những thị trường lớn hơn ngoài ASEAN.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua kênh này để tiếp cận với những thị trường và đối tác lớn về kinh tế sẽ làm gia tăng lợi ích hơn nữa. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng những ưu đãi mà các thành viên ASEAN dành cho nhau khi tham gia vào AEC.
Đơn cử như để tham gia vào AEC thì phải cắt giảm thuế quan, phải dỡ bỏ những rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho đầu tư, dịch vụ, những luồng vốn tự do di chuyển và những lao động thuộc các ngành nghề khác nhau.
Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng tốt hơn cũng như khi Cộng đồng kinh tế ASEAN thành một khối thống nhất thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ coi đây là môi trường đầu tư hấp dẫn.
Nhờ vậy, đây sẽ được coi như là một môi trường đầu tư có sự đảm bảo về thể chế. Cơ cấu hàng xuất khẩu và nhập khẩu cũng qua đó mà thay đổi và sẽ là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với Việt Nam sẽ tràn vào thị trường nội địa. Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn sàng thì ngay cả những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng tiêu dùng, thậm chí cả thủy, hải sản, dệt may,… sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn.
Một thách thức nữa là các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ những qui định về sở hữu trí tuệ trong mục tiêu của AEC. Những qui định về bảo vệ người tiêu dùng sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải khắt khe hơn nữa với qui trình sản xuất, cũng như việc đăng ký nhãn mác cho hàng hóa của mình.
Cuối cùng, đó là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực ASEAN cũng là một thách thức không nhỏ khi tham gia vào Cộng đồng kinh tế này.
Xem phần 2: Năm vấn đề với doanh nghiệp khiến AEC vẫn xa vời
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN (Thực hiện)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm vấn đề với doanh nghiệp khiến AEC vẫn xa vời
08:30' - 07/12/2015
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú: Mặc dù ở tầm vĩ mô, Chính phủ và các bộ, ngành đã chuẩn bị tương đối tốt. Tuy nhiên, ở phía các doanh nghiệp, AEC vẫn là một “thứ” gì đó xa vời.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham gia AEC: Khó khăn lớn nhất của lao động là ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm
17:14' - 23/11/2015
Khó khăn, thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam là kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ, giao tiếp, tổ chức thực hiện, trình bày, làm việc nhóm...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến sơ duyệt khai mạc Triển lãm thành tựu Đất nước vào ngày 20/8
18:44'
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 386/TB-VPCP ngày 28/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam
18:32'
Sáng 28/7 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam Anjuska Marija Weil.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội dự tọa đàm về xây dựng, vận hành Trung tâm tài chính quốc tế
18:30'
Sáng 28/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu khai mạc tọa đàm “Xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế - Khuyến nghị cho Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
16:24'
Chiều 28/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu
14:25'
Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu tại lễ khánh thành Nhà máy Coherent Việt Nam (Tập đoàn Coherent, Hoa Kỳ) tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 1, tỉnh Đồng Nai.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm ven biển Lâm Đồng
13:26'
Khu vực ven biển tỉnh Lâm Đồng hiện nay có rất nhiều dự án trọng điểm đang triển khai; trong đó, có những dự án “khủng” với quy trên 1.000 ha với mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau: Lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân ở xã Ninh Thạnh Lợi
12:37'
Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, lãnh đạo UBND xã Ninh Thạnh Lợi kịp thời có mặt huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng giúp dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp: Cuối tháng 7 hoàn thành dự án cầu Rạch Miễu 2
12:36'
Giám đốc Ban điều hành dự án cầu Rạch Miễu 2, ông Nguyễn Nam Phong cho biết, đến nay, tiến độ tổng thể dự án đã hoàn thành được 99%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng vẫn đối mặt với thách thức thể chế và tài chính
11:30'
Diễn đàn Dầu khí và Năng lượng thường niên 2025 sáng 28/7 nhận định việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức, nhất là khoảng trống thể chế và rào cản tài chính.