Nâng tầm doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Để “thuyền nhỏ” vững lái ra “biển lớn”
Để xây dựng cộng đồng doanh nghiệp phát triển lớn mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng, đòi hỏi sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả thực thi các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Song song đó, doanh nghiệp phải chủ động thay đổi tư duy, chiến lược trong việc liên kết và sử dụng các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Dỡ bỏ gánh nặng
Theo nhận định của các chuyên gia, Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng không thiếu các cơ chế chính sách để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên để nâng cao số lượng và chất lượng doanh nghiệp cần đảm bảo hiệu quả thực thi của các cơ chế, chính sách đã ban hành.
Theo đó, cần tập trung vào việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Trình cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng cải thiện điểm số các chỉ tiêu thành phần mà doanh nghiệp đánh giá thấp như chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp…
Để làm được điều này, đòi hỏi lãnh đạo thành phố phải có quyết tâm chính trị trong việc xóa bỏ các gánh nặng cho doanh nghiệp. Cụ thể, phải đồng bộ hóa cơ chế chính sách và giải quyết các bất cập trong cơ sở pháp lý, thống nhất việc hướng dẫn thực hiện giữa các cơ quan, tránh trường hợp chính sách một đường, thực thi một nẻo.
Bên cạnh cải cách thủ tục hành chính, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng cần thay đổi tư duy và phương pháp quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Có thể áp dụng giải pháp quản trị rủi ro để hạn chế các cuộc thanh tra, kiểm tra không cần thiết mà vẫn đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Thêm vào đó, cần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn lực cũng như cơ hội cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các dự án mua sắm công. Liên quan vấn đề tiếp cận tài chính, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hạ Thị Thiều Dao, giảng viên trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh nhận định, nhu cầu vay vốn tín chấp trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp.Do đó, việc thành lập và duy trì các quỹ bảo lãnh tín dụng là hết sức cần thiết, nhưng phải lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp mới có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và uy tín cho các quỹ. Theo đó, cần sớm thay đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động của các tổ chức bảo lãnh tín dụng đựa trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm và rủi ro giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi khung pháp lý mất rất nhiều thời gian trong khi nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp đã rất cấp bách. Vì vậy, Tp. Hồ Chí Minh nên đề xuất Chính phủ cho áp dụng cơ chế thí điểm nhằm tái cơ cấu toàn diện các quỹ bảo lãnh tín dụng và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.Đồng thời, có cơ chế để thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tư phát triển nhằm mở rộng quy mô nguồn vốn và đa dạng hóa các sản phẩm hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp.
Phát huy nội lực
Mọi cơ chế, chính sách chỉ đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi để hình thành doanh nghiệp. Còn việc doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và khả năng vận dụng các nguồn lực của chính doanh nghiệp.
Nguồn lực lớn nhất của doanh nghiệp chính là nhân lực, bao gồm cả người quản lý và đội ngũ lao động. Thạc sĩ Lê Thị Ánh Tuyết, giảng viên trường Cao đẳng Tài chính Hải quan cho hay, doanh nghiệp không nên chỉ trông chờ vào nguồn nhân lực được đào tạo sẵn từ các trường vì mỗi doanh nghiệp có một đặc thù khác nhau, và chỉ có doanh nghiệp mới hiểu rõ mình cần gì ở người lao động.Vì vậy, doanh nghiệp phải có chiến lược khi tuyển dụng lao động, đồng thời có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ nhân viên, lao động kỹ thuật.
Quan trọng hơn, đội ngũ doanh nhân, những người quản lý doanh nghiệp phải tự mình nâng cao năng lực quản trị về mọi mặt, chủ động tìm hiểu thông tin thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả.Thực tế hiện nay cho thấy, thông tin thị trường biến động liên tục nhưng rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm, cập nhật kịp thời. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ tận dụng các điều khoản ưu đãi khi xuất khẩu của doanh nghiệp Việt trong thời gian qua luôn thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài.
Song song với việc phát triển nguồn lực con người, các doanh nghiệp cần nhanh chóng đổi mới công nghệ sản xuất và quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp phải đẩy mạnh cơ khí hóa, tự động hóa, đồng thời áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm. Trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp đều hạn chế về nội lực còn tình hình kinh tế không ngừng biến động, nỗ lực của từng doanh nghiệp là chưa đủ. Nói cách khác, muốn doanh nghiệp phát triển, phải nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội, hội ngành hàng. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ, để có thể tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp rất cần thông tin về chính sách, thị trường, nguồn vốn vay tín dụng, thay đổi công nghệ, thiết bị và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.Tất cả những nhu cầu đó, từng doanh nghiệp không thể tự mình vận động và thay đổi được. Vì vậy, các hiệp hội, hội ngành hàng phải làm tốt vai trò là cầu nối liên kết doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển của hội viên.
Thêm vào đó, hiệp hội, hội ngành hàng cần tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp - ngân hàng, doanh nghiệp - chương trình hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp - chuỗi giá trị hàng hóa… Qua đó, giúp doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời mở rộng, đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế biến động liên tục, các hiệp hội ngành hàng phải phát huy vai trò là đầu mối cập nhật và cung cấp các thông tin về thị trường, từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng sản xuất phù hợp. Xét cho cùng, sự đồng bộ từ quyết tâm của hệ thống chính trị, nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hưởng ứng của các nguồn lực xã hội chính là giải pháp căn cơ để cộng đồng doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh phát triển lớn mạnh./.>>>Nâng tầm doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh - Bài 1: Đông nhưng chưa “mạnh”
>>>Nâng tầm doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh - Bài 2: "Nghèo" nhưng hay gặp... "eo"
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số
22:01' - 11/09/2017
Diễn đàn tập trung vào việc rà soát những kinh nghiệm và bài học mới nhất trong đổi mới tài chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)
-
DN cần biết
Hỗ trợ vốn để doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
18:53' - 11/09/2017
Hiện chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam liên kết được với chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi ở một số nước trong khối ASEAN có tỷ lệ cao hơn, thậm chí Malaysia cũng đạt khoảng 30%.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Giải pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
14:28' - 11/09/2017
Ngày 11/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn “Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính trong thời đại kỹ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
-
DN cần biết
Hơn 1/2 doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu
06:30' - 11/09/2017
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang giữ vai trò động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ nên phần lớn doanh nghiệp này chưa chủ động áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cơ khí gặp khó khi tiếp cận chương trình chỉ định thầu
15:13' - 10/09/2017
Cùng với nhiều chính sách ưu đãi, việc đặt hàng của Chính phủ đã tạo cú hích cho ngành cơ khí phát triển như: công nghiệp tàu thủy, kết cấu thép siêu trường siêu trọng, thiết bị thủy công nhiệt điện…
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00'
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43'
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39'
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30'
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.