Nhật Bản đi tiên phong trong thúc đẩy phê chuẩn CPTPP
Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/3 đã thông qua các dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), qua đó đưa hiệp định đa phương này tiến gần hơn tới việc thực thi.
Chính phủ Nhật Bản sẽ trình bày bộ dự luật nói trên trong kỳ họp quốc hội hiện tại sẽ kéo dài đến hết ngày 20/6, với hy vọng tiên phong thúc đẩy những thủ tục cần thiết ở trong nước và tạo đà hướng đến việc phê chuẩn CPTPP ở các nước khác.Hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi có ít nhất sáu nước hoàn tất các thủ tục trong nước.
Để CPTPP có hiệu lực tại Nhật Bản, tổng cộng 10 đạo luật cần phải được sửa đổi để bao gồm những quy định mới và các biện pháp bảo vệ trước những thay đổi mà CPTPP đem lại.Chẳng hạn quyền tác giả và bảo hộ thương hiệu sẽ được duy trì trong 70 năm sau khi tác giả/người sáng lập qua đời, dài hơn so với khoảng thời gian 50 năm theo quy định hiện hành tại Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ tìm cách hỗ trợ các nhà chăn nuôi trong nước bằng cách bồi thường cho những thiệt hại về doanh thu do sự cạnh tranh từ các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ gây ra.
Nội các của Thủ tướng Abe cũng cần phải được Quốc hội thông qua một thỏa thuận về CPTPP, theo đó, đình chỉ 22 điều khoản trong hiệp định TPP ban đầu, như điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ được đưa vào theo yêu cầu từ phía Mỹ.
Việc Chính phủ Nhật Bản thông qua việc phê chuẩn CPTPP nói trên diễn ra trong bối cảnh những chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó nổi bật gần đây là quyết định áp đặt 25% thuế nhập khẩu đối với thép và 10% đối với nhôm, đã làm gia tăng những lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu.Đáp lại, nhiều đối tác thương mại của Mỹ như Trung Quốc cho biết có thể sẽ có những biện pháp trả đũa đối với Washington.
Bao gồm 11 quốc gia thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, CPTPP chiếm 13% Tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.Nhật Bản và 10 quốc gia tham gia ký kết CPTPP đặt mục tiêu đưa hiệp định này vào thực thi bắt đầu từ cuối năm nay sau khi lễ ký kết đã diễn ra tại Chile đầu tháng này.
Sau khi Tổng thống Trump hồi tháng 1/2017 rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP trước đó được thúc đẩy bởi người tiền nhiệm Barack Obama, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong 11 quốc gia còn lại, đã đóng vai trò dẫn dắt để xây dựng nên hiệp định sửa đổi là CPTPP và khép lại các cuộc đàm phán vào tháng Một năm nay./.Xem thêm:
>>>Dệt may và da giày Việt Nam dưới tác động của CPTPP
>>>Mỹ sẽ cân nhắc gia nhập CPTPP sau khi hoàn thành các ưu tiên khác
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan tuyên bố cần phải gia nhập CPTPP và RCEP
16:44' - 22/03/2018
Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Thái Lan, ông Somkid Jatusripitak tuyên bố nước này cần phải gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để bảo vệ lợi ích thương mại.
-
DN cần biết
CPTPP: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
18:59' - 19/03/2018
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết tại Chile vừa tạo ra cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
CPTPP: Nhiều cơ hội cho ngành gỗ phát triển
17:52' - 14/03/2018
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), CPTPP mang lại cơ hội đối với ngành gỗ nhiều hơn là thách thức.
-
Kinh tế & Xã hội
CPTPP tác động như nào đến lao động Việt Nam
15:53' - 14/03/2018
CPTPP được ký kết bởi 11 quốc gia, bao trùm thị trường rộng lớn với 500 triệu dân, chiếm 13,5% nền kinh tế thế giới và 15% thương mại toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.