Nhiều bất cập trong quản lý và khai thác titan ở Bình Thuận
Bình Thuận là địa phương có trữ lượng và tài nguyên titan lớn nhất cả nước với 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng quặng titan của cả nước. Hiện trên địa bàn tỉnh có 15 điểm mỏ quặng titan chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tuy Phong.
Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản titan còn nhiều bất cập, chưa đem lại hiệu quả cao.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, hiện nay, tổng diện tích đưa vào kỳ Quy hoạch thăm dò, khai thác titan đến năm 2020 là 26 khu vực với 19.527 ha; trong đó, 8 khu vực chưa cấp phép thăm dò khoáng sản, 10 khu vực đã cấp giấy phép thăm dò, 8 khu vực đã cấp giấy phép khai thác.Đối với 8 giấy phép khai thác đã cấp, đến nay có 4 giấy phép xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác, diện tích khai thác khoảng 170 ha.
Các dự án thăm dò, khai thác titan theo quy hoạch phần lớn nằm dọc ven biển, có địa hình cao so với các dự án, khu dân cư xung quanh; bị chồng lấn với các dự án khác và quy hoạch du lịch; an toàn khu vực mỏ không cao khi đi vào hoạt động, đã xảy ra các sự cố về môi trường trong hoạt động khai thác titan.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết, Bình Thuận là địa phương khô hạn nhất cả nước, nguồn nước mặt, nước ngầm tại địa phương rất khan hiếm.Tuy nhiên, hoạt động khai thác titan lại cần rất nhiều nước. Phần lớn các khu vực quy hoạch dự án khai thác titan đều nằm ven biển, nơi có nhiều diện tích phân bố cát rộng lớn và hạn chế nguồn nước ngọt.
Tại đây chỉ có các ao, hồ có nước vào mùa mưa nhưng chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, không đủ nguồn nước để phục vụ khai thác titan.
Vì vậy, nếu càng nhiều khu vực được quy hoạch dự án khai thác titan, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và canh tác của người dân càng ít và chất lượng càng bị ảnh hưởng.
Qua kết quả đánh giá của dự án Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận, nguồn nước dưới đất hiện nay và nhất là khu vực ven biển của tỉnh chỉ được khai thác nước dưới đất tối đa không quá 28.000m3/ngày đêm.Như vậy, nước dưới đất ven biển chỉ đáp ứng cho sinh hoạt và một số lĩnh vực thiết yếu, không đủ khả năng cung cấp cho việc khai thác tuyển quặng titan.
Trong khi tình trạng khai thác nước dưới đất của các doanh nghiệp khai thác titan trong thời gian dài cũng không kiểm soát chặt chẽ, chưa kể vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ khai thác dẫn đến nguy cơ mất cân bằng nguồn nước trong toàn vùng…
Bên cạnh đó, nếu như sử dụng nước biển để tuyển quặng, nước biển từ trên các gò cao dễ dàng thấm vào đất, cát, ảnh hưởng các giếng nước ngọt mà người dân đã sử dụng, hủy hoại đất nông nghiệp quanh khu vực khai thác…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch Hội Địa chất Thủy văn Việt Nam cho biết, khai thác titan cần một lượng nước lớn, đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải rất lớn.Nếu khai thác titan, tuyệt đối không được sử dụng nước biển để bơm vào moong khai thác, vì sẽ làm mặn hóa tầng chứa nước và không biết bao giờ mới phục hồi lại được.
Ở Bình Thuận, do các tầng chứa ít nước nên tuyệt đối không nên lấy thêm nguồn nước ngầm phục vụ khai thác mỏ. Nếu không đủ nước để phục vụ khai thác, phải có giải pháp cấp nước vào moong bằng các nguồn nước từ xa chuyển tới…
Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Trung Thuận, đại diện Trung tâm con người và thiên nhiên, khai thác titan ở Bình Thuận cần cân nhắc các vấn đề về thay đổi bề mặt địa hình, không nên khai thác quá ngưỡng phục hồi nguồn nước ngầm trong cồn cát, phân tán các chất phóng xạ trong quặng titan…Những tác động bất lợi của khai thác, chế biến titan đến môi trường như: Xáo trộn các tầng cát, phá hủy thảm thực vật trên cồn cát, nguy cơ hoang mạc hóa và sự cố môi trường… và những ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ven biển cũng cần được quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cho biết, UBND tỉnh đã kiến nghị các bộ, ngành về quy hoạch titan, công tác quản lý hoạt động titan trên địa bàn tỉnh.Theo đó, quan điểm của tỉnh trong việc điều chỉnh Quy hoạch titan trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Mỗi khu vực khoáng sản titan đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác titan đều phải được xem xét lợi ích và hiệu quả cụ thể, so sách lợi thế đầu tư, xem xét tình hình thực tế tác động của từng dự án đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mức độ ảnh hưởng đến dân sinh, môi trường theo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 01/TB-VPCP ngày 02/01/2018 của Văn phòng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tạm dừng cấp mới giấy phép thăm dò quặng titan cho đến khi ban hành Quy hoạch titan điều chỉnh, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 11408/VPCP-CN ngày 30/12/2016.UBND tỉnh đề nghị rà soát thật kỹ những khu vực nào có trữ lượng, tài nguyên khoáng sản tương đối lớn, tập trung có khả năng sẽ đầu tư khai thác trong tương lai mới đưa vào dự trữ khoáng sản.
Đối với các khu vực còn lại, đề nghị đưa hẳn ra khỏi khu vực dự trữ titan, để thuận lợi cho việc chấp thuận đầu tư các dự án khác.
Bình Thuận là tỉnh có lượng nước mặt và nước ngầm rất khan hiếm, Quy hoạch cần nêu rõ các giải pháp đầu tư công trình và cung cấp nước mặt cho hoạt động khai thác quặng titan; nếu không có đủ nguồn nước mặt không đưa vào quy hoạch titan./.Xem thêm:
>>>Gỡ khó trong việc khai thác khoáng sản titan tại Bình Thuận
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ đề xuất rút dự án thép Việt - Trung khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ
20:15' - 02/06/2018
Dự án thép Việt-Trung là 1 trong 12 dự án tồn đọng của ngành Công Thương.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp
08:21' - 29/05/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Xây dựng TKV thành tập đoàn có chuyên môn hóa cao
15:30' - 16/01/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, những hạn chế, thách thức và yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra cho các Tập đoàn kinh tế nói chung và TKV nói riêng nhiệm vụ hết sức nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
12:35' - 08/01/2018
Ngày 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch công tác năm 2018 của ngành Tài nguyên và Môi trường đã diễn ra tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Foxconn đạt doanh thu kỷ lục trong quý I/2025
07:30'
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố doanh thu quý I cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm liên quan đến AI.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục
20:50' - 05/04/2025
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
VinFast Energy và Điện Nghi Sơn 2 vận hành dự án điện mặt trời tích hợp pin lưu trữ
12:03' - 05/04/2025
Công ty VinFast Energy và Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC), Công ty Asia Networks Energy vừa chính thức đưa vào vận hành dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp pin lưu trữ năng lượng (BESS).
-
Doanh nghiệp
Huawei sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm 2024
09:45' - 05/04/2025
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc cho biết tập đoàn này đã sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm ngoái với mức giảm lên tới 28%, do đối mặt với bất ổn kinh tế quốc tế và tiêu thụ trong nước giảm.
-
Doanh nghiệp
Vinataba tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức
20:38' - 04/04/2025
Giai đoạn 2014-2025, cùng với việc tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức, Tổng công ty đã thực hiện đồng loạt các giải pháp tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Cước vận tải hàng không tăng vọt do làn sóng nhập hàng trước thềm thuế quan Mỹ
17:31' - 04/04/2025
Từ các hãng dược phẩm đến nhà sản xuất phần cứng công nghệ, đã phải trả thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc vào Mỹ so với bốn tuần trước.
-
Doanh nghiệp
UOB Việt Nam rót vốn xanh vào một doanh nghiệp thủy sản
17:15' - 04/04/2025
Việc chuyển đổi mô hình sản xuất cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn, do đó các khoản tài trợ thương mại xanh có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Cần giải pháp dài hạn để ứng phó chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
16:31' - 04/04/2025
Các chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại Bình Dương – trung tâm công nghiệp và xuất khẩu lớn của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện EVNGENCO1 sản xuất trong quý I/2025 đạt hơn 8,5 tỷ kWh
11:28' - 04/04/2025
Sản lượng điện EVNGENCO1 sản xuất được trong tháng 3/2025 đạt 3,37 tỷ kWh; lũy kế quý I/2025 là 8,596 tỷ kWh, đạt 23% kế hoạch năm.