Nỗ lực thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn
Thông tin về vấn đề thoái vốn tại các Tập đoàn, dự án hiện nay của Bộ Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoa – Thường trực Ban Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương)cho biết thông tin, Bộ Công Thương đã tích cực chủ động hỗ trợ, chỉ đạo công tác thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ.
Trên cơ sở Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang tập trung xây dựng, sắp xếp cổ phần hóa, kế hoạch thoái vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hóa và trình phê duyệt theo thẩm quyền.
Trong đó, một số doanh nghiệp Nhà nước đã thành công khi cổ phần hóa sang công ty cổ phần, đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, tối đa hóa lợi nhuận, tạo minh bạch trong kinh doanh, tăng tối đa hiệu quả vốn Nhà nước.
Tuy nhiên, theo đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương, trong quá trình triển khai có những khó khăn nhất định do còn vướng mắc ở các văn bản pháp luật. Các Tổng công ty, Tập đoàn có vốn lớn, tài sản đất đai cần có thời gian dài và kết hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương. Liên quan đến đề án thoái vốn 4 Tập đoàn lớn, bà Nguyễn Thị Hoa cho biết, hiện tại đã trình 3 đề án gồm của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Còn một đề án nữa là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 này.Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, đề án thoái vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí cũng đã trình Chính phủ, chỉ còn Đề án của TKV đang tích cực triển khai.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho hay, các dự án tồn đọng của ngành công thương đang trong giai đoạn chờ xử lý, vẫn cần phải có thêm thời gian vì đây là những dự án thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty với quy mô vốn lớn. Chẳng hạn như ngành than, Thứ trưởng cho rằng, trong điều kiện giá than sản xuất trong nước đắt hơn giá than nhập khẩu, ngành than vẫn đang có những tính toán để làm sao, không ảnh hưởng tới 113.000 lao động của toàn ngành. Mỗi một lao động có cả 4-5 người trong gia đình bị ảnh hưởng nên riêng đối với ngành này vẫn cần phải xem xét rất kỹ lưỡng. “Chúng tôi cũng đã yêu cầu TKV, Tổng cục năng lượng trình Chính phủ đề án thoái vốn ngay trong tháng 7 này”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 1 năm 2017, Ban Chỉ đạo mà trực tiếp Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là Trưởng Ban Chỉ đạo đã làm việc trực tiếp 9/12 dự án để đánh giá lại tình hình cùng với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan.
Trong thời gian này có gần 200 văn bản chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo. Trên cơ sở tháo gỡ, một số dự án có chuyển biến tốt, đặc biệt là 4 dự án sản xuất phân bón đã đi vào hoạt động trở lại. “Nguyên tắc của Ban Chỉ đạo cũng như của Thủ tướng là phải khẩn trương làm cho các dự án này tốt hơn, giải quyết mọi vướng mắc của các dự án để hoạt động hiệu quả. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung theo tinh thần của Ban Chỉ đạo" – ông Hưng khẳng định. Báo cáo từ Bộ Công Thương cho hay, trong 6 tháng năm 2017, Bộ đã hoàn thành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2017-2020 của PVN, EVN. Đối với Tập đoàn Hóa chất, Bộ này đã trình Thủ tướng Chính phủ, đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Đối với TKV đang thẩm định để trình Thủ tướng Kế hoạch sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2017-2020. Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để tái cơ cấu mạnh mẽ hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty trong lĩnh vực sản xuất lớn của nền kinh tế như đồ uống, hóa chất, điện lực, than khoáng sản, dầu khí…Đây vừa là giải pháp mang tính trước mắt nhằm tiết giảm chi phí quản trị, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh vừa là giải pháp mang tính lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững, phục vụ cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong những năm tiếp theo./.- Từ khóa :
- bộ công thương
- thoái vốn
- pvn
- tkv
- evn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm trễ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
18:09' - 29/06/2017
Ông Đặng Quyết Tiến đã chỉ ra một số các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa như: Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam…
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp đã thoái vốn 2.500 tỷ đồng
16:45' - 23/06/2017
Tính đến hết năm 2016, tại Tp. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã thoái vốn 2.500 tỷ đồng, thu được số tiền 3.500 tỷ đồng (tăng 1,4 lần so với giá trị sổ sách).
-
Chuyển động DN
VnSteel đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn
08:09' - 01/06/2017
VnSteel sẽ tiếp tục triển khai tái cấu trúc tổng công ty theo đề án đã được phê duyệt, thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn để tập trung cho lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính và trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Không để xảy ra tiêu cực khi thoái vốn/cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
21:19' - 10/04/2017
Chiều 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.