Nước Anh sẽ không giảm thuế xuống dưới mức trung bình của châu Âu
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Monde vào cuối tuần qua, khi được hỏi rằng liệu nước Anh có dùng mức thuế thấp để duy trì sức hấp dẫn về kinh tế hậu Brexit hay không, Bộ trưởng Hammond nói London thường được cho là sẽ cân nhắc khởi động một cuộc cạnh tranh không công bằng về quy định tài chính, nhưng đó không phải là kế hoạch hay tầm nhìn về tương lai của đất nước Anh.
Theo ông, mức thuế mà Vương quốc Anh tăng lên được tính theo tỷ lệ phần trăm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là ở trong mức trung bình của EU và nước Anh dự định sẽ duy trì ở mức này.
Thậm chí, sau khi ra khỏi EU, Vương quốc Anh sẽ duy trì một mô hình kinh tế, xã hội và văn hóa kiểu châu Âu.
Những phát biểu trên rất khác với những gì ông đã phát biểu hồi tháng Một với tờ Welt am Sonntag (báo Thế giới Chủ nhật) của Đức, mà trong đó ông có nói đến khả năng thuế doanh nghiệp có thể được sử dụng như một lá bài trong các cuộc thương lượng về Brexit.Khi được hỏi về việc nước Anh có giảm thuế doanh nghiệp hay không, ông Hammond nói ông hy vọng Vương quốc Anh sẽ duy trì một nền kinh tế kiểu châu Âu với hệ thống quy định và thuế tương ứng, nhưng nước Anh có thể thay đổi mô hình kinh tế để duy trì cạnh tranh trong trường hợp nước này rời khỏi "mái nhà chung" EU mà không đạt được một thỏa thuận về tiếp cận thị trường.
Trả lời phỏng vấn tờ Le Monde, ông Hammond cũng được hỏi về khả năng các ngân hàng chuyển một phần hoạt động ra khỏi City of London (trung tâm tài chính London) sang các thành phố của EU như Frankfurt, Paris hay Dublin hậu Brexit, ông nói sẽ rất nguy hiểm cho châu Âu nếu xé lẻ thị trường dịch vụ tài chính đặt tại City of London mà ông cho là một phần quan trọng của nền kinh tế Anh và châu Âu.Bởi khi đó, người thắng lớn không phải là Paris hay Frankfurt mà là New York, khi chính quyền Mỹ đang có kế hoạch nới lỏng quy định và cắt giảm thuế.
Ông Hammond là người vận động để nước Anh ở lại EU trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái và là người đề xuất ý tưởng "Brexit mềm", điều đã khiến ông có những bất đồng với các bộ trưởng khác, những người mong muốn một Brexit rõ ràng hơn.Ông đi đầu nỗ lực trong Chính phủ Vương quốc Anh về một Brexit có lợi cho doanh nghiệp, theo đó tránh sự thay đổi đột ngột vào năm 2019 trong mối quan hệ giữa nước Anh và EU - thị trường tiêu thụ gần một nửa khối lượng hàng hóa xuất khẩu của "xứ sở sương mù".
Ông Hammond cuối tuần trước đã đề xuất rằng không nên có những thay đổi ngay lập tức về các quy định về di cư và thương mại, khi nước Anh rời EU vào tháng 3/2019 cho đến giữa năm 2022.Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liam Fox cho rằng việc cho phép sự đi lại tự do hậu Brexit là không tuân thủ cam kết trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm ngoái.
Hiện nước Anh và EU đã tiến hành 2 vòng đàm phán về vấn đề Brexit, song còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, nhất là lĩnh vực tài chính và quyền lợi của công dân EU tại Vương quốc Anh.Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ 3 sẽ bắt đầu từ ngày 28/8 tới. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, nước Anh sẽ chính thức rời EU vào tháng 3/2019./.
Xem thêm:
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nước Anh có dễ chối bỏ Tòa án Công lý châu Âu hậu Brexit?
05:30' - 26/07/2017
Trong vấn đề Brexit, người Anh cho rằng Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) chính là nguyên nhân làm “xứ sở sương mù” mất chủ quyền về mặt luật pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Một năm sau khi nước Anh đề nghị "ly hôn" EU
05:30' - 29/06/2017
Một năm sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời bỏ Liên minh châu Âu (Brexit), dường như người Anh chưa thể thống nhất về mục tiêu mà họ hướng tới, cũng như cách để đạt được nó.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quan tâm tới FTA với nước Anh
11:05' - 26/06/2017
Nhật Bản muốn tổ chức các cuộc thương thảo không chính thức về một hiệp định thương mại tự do (FTA) với nước Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bước quan trọng hướng đến giải pháp tương lai cho Ukraine
20:28' - 19/02/2025
Nga khẳng định cuộc đàm phán giữa phái đoàn cấp cao Nga và Mỹ ở Saudi Arabia là bước quan trọng để hướng tới giải pháp tương lai cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp đặt vòng trừng phạt thứ 16 đối với Nga
20:24' - 19/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 19/2 cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt các lệnh cấm mới đối với các hoạt động xuất nhập khẩu của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ tư liên tiếp
19:59' - 19/02/2025
Theo dữ liệu, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2025 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo trung bình của thị trường là tăng 7,9%.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế của Singapore có thể đạt 1-3% trong năm 2025
18:47' - 19/02/2025
Bộ Công Thương Singapore vừa công bố số liệu tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2024 và triển vọng năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh tăng vọt
18:23' - 19/02/2025
Lạm phát tại Anh đã tăng cao hơn dự kiến vào tháng trước, gây thêm áp lực cho chính phủ Công đảng vốn đang phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế ì ạch.
-
Kinh tế Thế giới
EU, Trung Quốc hợp tác về phương tiện sử dụng năng lượng mới
16:32' - 19/02/2025
Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc và đối tác châu Âu đã thiết lập quan hệ hợp tác để thúc đẩy sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kỷ lục mới về lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong một tháng
16:30' - 19/02/2025
Theo số liệu do Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JITO) công bố ngày 19/2, số lượng khách quốc tế đến nước này trong tháng 1/2025 là 3.781.200 lượt, mức cao nhất từ trước đến nay trong một tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Mỹ “bật đèn vàng” về quyền lực của DOGE
15:55' - 19/02/2025
Thẩm phán của Tòa sơ thẩm tại Washington đã bác yêu cầu từ hơn 10 bang về việc cấm Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) truy cập dữ liệu và sa thải nhân viên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ: Thuế nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn sẽ cao hơn ô tô
10:57' - 19/02/2025
Ngày 18/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ áp thuế khoảng 25% đối với ô tô nhập khẩu và thuế với dược phẩm và chip bán dẫn dự kiến còn cao hơn.