Sự “hội tụ ngoại giao” của Nga tại khu vực Trung Á
Trang mạng asialyst.com mới đây đăng bài phân tích của tác giả Didier Chaudet với tiêu đề "Nga đang ngoại giao ở Trung Á như thế nào?".
Theo đó, Nga luôn coi Afghanistan nằm trong phạm vi ảnh hưởng đương nhiên của mình, nơi giúp Nga thể hiện "quyền lực thống trị" trong khối Liên minh Á - Âu (Eurasia). Đây cũng là vùng đệm giúp Nga chống lại các nguy cơ từ bên ngoài vì Nga luôn lo sợ sự sụp đổ do hiệu ứng Domino.
Nguy cơ đến từ những đối tượng thánh chiến người Trung Á tị nạn tại Afghanistan và các khu vực bộ lạc người Pakistan vẫn đang là một vấn đề thời sự. Ảnh chụp từ video của nhóm khủng bố "Union of Islamic Jihad" (UDI), một phong trào thánh chiến Trung Á liên kết với Al Qaeda, vào 10/2017, cho thấy UDI có ít nhất một doanh trại ở Afghanistan, chuyên đào tạo các "lực lượng thánh chiến đặc biệt" để tấn công Kabul và cả các nước Trung Á.
Nguy cơ trên đối với các đồng minh Trung Á đã giải thích tại sao Nga và Tajikistan đang tăng cường quan hệ quân sự. Nga cam kết hỗ trợ hơn 1 tỷ USD để đào tạo và trang bị cho quân đội Tajikistan, điều đó đã xác nhận sự hiện diện của quân đội Nga tại nước này.
Ngoài ra, Uzbekistan và Turkmenistan cũng đã nhích lại gần hơn với Moskva trong lĩnh vực an ninh, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến Afghanistan.
Tuy nhiên, nguy cơ khủng bố không phải nguyên nhân chính thúc đẩy các quốc gia Trung Á tìm đến với Điện Kremlin mà là vì vị thế của Nga trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy đến từ Afghanistan, trong đó Nga đã chỉ trích các chính sách Mỹ về vấn đề này.
Hoạt động "ngoại giao" của Nga ở Afghanistan có thể củng cố quan hệ của Kremlin với Iran và Pakistan. Một số phân tích nhanh cho thấy sự khác biệt giữa Teheran và Moskva về các chiến lược ngoại giao của họ ở Afghanistan.
Về cơ bản, Iran và Nga có quan điểm tương đồng về Afghanistan, trong đó có một thỏa thuận chung giữa hai nước về an ninh. Trên thực tế, nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) mới là đe dọa đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran, thậm chí nhiều hơn đối với Moskva. Vụ tấn công khủng bố kép vào Tehran ngày 7/6/2017 là một nhắc nhở cho thực tế này.
Giống như Nga, Iran đã thiết lập đối thoại với Taliban và công nhận nhóm này là một lực lượng chính trị, do đó Iran sẽ không thể để cho Kabul và các đồng minh phương Tây đè bẹp lực lượng này bằng vũ lực. Giống như Nga, Iran cũng bị cáo buộc, tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể, đã hỗ trợ quân sự cho Taliban.
Và cũng giống như Moskva, Tehran cũng luôn biết tạo mối quan hệ thân thiết với Kabul. Và một điều giống nhau nữa giữa Kremlin và Cộng hòa Hồi giáo Iran là cả hai đều có "những mối lo ngại, nghi ngờ" về sự hiện diện quân đội Mỹ ở Afghanistan. Cũng chính vì vậy mà Nga đã cố "năn nỉ" Iran liên kết với nhóm làm việc của họ, trong đó có Trung Quốc và Pakistan, tham gia thảo luận về vấn đề Afghanistan.
Chính sách của điện Kremlin ở Afghanistan cũng cho thấy Nga đang nhích lại gần về ngoại giao với Pakistan – một đất nước cũng nắm giữ vai trò thiết yếu, quan trọng trong tiến trình hòa bình trong tương lai ở Afghanistan. Và mối quan hệ căng thẳng đặc biệt của Pakistan với chính quyền Donald Trump đưa nước này sẵn sàng tiến gần hơn với Kremlin.
Cựu chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện Nga), Sergey Naryshkin lãnh đạo Cơ quan tình báo nước ngoài (SVR) năm 2015, khẳng định mối quan hệ Moskva-Islamabad là một "giá trị đặc biệt và nội tại". Ngay cả khi Nga đang tranh thủ "vận động sự ủng hộ" từ Ấn Độ thì họ cũng không lơ là đối với Pakistan vì vị trí địa chính trị của nước này có tầm quan trọng đặc biệt.
Sự ấm lên trong quan hệ ngoại giao song phương giữa Nga và Pakistan được cảm nhận từ đầu năm 2014. Trong các năm 2014-2016, Nga và Pakistan thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận chung. Đầu tiên, cả hai chỉ giới hạn trong các hoạt động hải quân để hợp tác chống buôn bán ma túy.
Nhưng kể từ cuộc tập trận "Druzba-2016" - cuộc tập trận có quy mô càng ngày càng lớn hơn và theo logic là để chống khủng bố - thì điều đó đã tiết lộ ý đồ của Moscov tại Nam Á. Đối với chính sách của Nga ở Afghanistan hiện nay sẽ làm cho Nga ngày càng tăng cường mối quan hệ mật thiết với Islamabad, bởi vì Nga chỉ có thể thành công khi có sự hỗ trợ của Pakistan.
Cuối cùng, đường lối ngoại giao của Nga ở Afghanistan làm cho quốc gia này có thêm sự hợp tác với Bắc Kinh. Thực tế, người ta thấy có sự "hội tụ ngoại giao" chung của hai cường quốc này ở Trung Á, cụ thể là ở Afghanistan và Pakistan, nhằm mục đích: chống lại lực lượng thánh chiến xuyên quốc gia do IS và Al Qaeda lãnh đạo; tăng cường hợp tác an ninh giữa các quốc gia; từ chối sự hiện diện quá mức của các lực lượng bên ngoài trong khu vực, chủ yếu là Mỹ.
Dĩ nhiên sự "hội tụ" giữa Moskva và Bắc Kinh tại Nam Á không có nghĩa là Nga và Trung Quốc có sự liên kết hoàn toàn, nhưng nó sẽ giúp hai nước tạo ra một mặt trận chung trong khu vực đối với vấn đề Afghanistan, đồng thời vô hiệu hóa các lực lượng chính liên quân bên cạnh Afghanistan.
Điều đó giúp tăng vị thế của Nga đối với Mỹ và khẳng định sức mạnh của mối quan hệ Nga - Trung, trái với quan điểm bi quan thường thấy giữa các nhà phân tích phương Tây về vấn đề này.
Thực tế, đằng sau các chính sách ngoại giao của Nga ở Afghanistan, điều mà Điện Kremlin mong muốn: Trước tiên là bảo vệ lợi ích của Nga, mong muốn mở rộng khả năng ảnh hưởng của Nga như là cường quốc lớn mạnh được quốc tế công nhận, và đối lập với ảnh hưởng của Mỹ.
Sự hiện diện của Mỹ ở Afghanistan không phải là điều Nga mong muốn. Trong quá khứ, Afghanistan dường như luôn bị kẹt trong cuộc tranh chấp địa chính trị giữa các quốc gia lớn hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vụ điệp viên Skripal: Nga chỉ trích Anh lôi kéo đồng minh đối đầu với Moskva
18:56' - 23/03/2018
Nga đã chỉ trích việc Anh vận động các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ quan điểm của London liên quan vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal và con gái...
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao thị trường lao động Nga ngày càng thiếu hụt?
06:03' - 23/03/2018
Báo Vedomosti của Nga số ra mới đây cho biết vì thiếu nhân lực mà tiền lương đang tăng nhanh hơn sản xuất tại Nga.
-
Kinh tế & Xã hội
Căng thẳng quanh vụ điệp viên Skripal: Nga lên án các phát biểu của Anh và Mỹ
19:55' - 22/03/2018
Nga lên án các phát biểu của Anh và Mỹ liên quan đến vụ điệp viên Skripal bị đầu độc.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thúc đẩy chương trình "Một triệu mái nhà Mặt Trời"
21:09' - 21/03/2018
Bộ Năng lượng Nga đang tiến hành xây dựng và triển khai chương trình “Một triệu mái nhà Mặt Trời tại Nga”.
-
Đời sống
Căng thẳng quanh vụ điệp viên Skripal: Nga mời đại sứ các nước tới thảo luận
18:41' - 21/03/2018
Bộ Ngoại giao Nga đã mời đại sứ các nước tại Moksva tới trụ sở bộ này gặp lãnh đạo và chuyên gia Vụ các vấn đề giải trừ và kiểm soát vũ khí để thảo luận làm rõ vụ đầu độc ở thành phố Salisbury.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga, Mỹ điện đàm thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
07:36' - 21/03/2018
Ngày 20/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, người vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga ngày 18/3.
-
Kinh tế Thế giới
Kết quả thăm dò bầu cử Tổng thống Nga: Ông V. Putin giành chiến thắng áp đảo
07:25' - 19/03/2018
Theo hãng tin AFP, kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 cho thấy, đương kim Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ 4 với kết quả áp đảo.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Nga quyết định tương lai đất nước
13:06' - 18/03/2018
Các điểm bỏ phiếu trên toàn Liên bang Nga mở cửa từ 8h - 20h (giờ địa phương) đón các cử tri Nga tới thực hiện quyền công dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.