Tăng tính minh bạch, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước
Với những quy định rõ ràng, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu, Nghị định được kỳ vọng sẽ giải quyết cơ bản những vấn đề xung quanh câu chuyện hiệu quả hoạt động cơ chế giám sát của Ủy ban đặc biệt này.
Bước tiến về chính sáchÔng Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, xây dựng Nghị định không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Ủy ban, mà còn tạo cơ sở quan trọng, đưa các chính sách vào thực tiễn trong thời gian tới.
Theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp, CIEM, Nghị định này được xây dựng dựa trên những căn cứ quy định tại các văn bản pháp luật đã được Quốc hội thông qua, bao gồm: Khoản 6 Luật Tổ chức Chính phủ quy định, "Chính phủ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước"; Khoản 1 Điều 3, Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp quy định, “Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên”;… Cụ thể, trong Dự thảo Nghị định mới nhất quy định chỉ có 20 tập đoàn, tổng công ty về với Uỷ ban thay vì 21 doanh nghiệp như đề xuất cách đây vài tháng. Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ làm đại diện chủ sở hữu 20 tập đoàn, tổng công ty với tổng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước trên 821 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị tài sản trên 1,5 triệu tỷ đồng (tương đương 50% giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước và tổng giá trị tài sản của khu vực doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). Như vậy, so với trước đây, danh sách các doanh nghiệp được giao về Uỷ ban đã giảm đi 1 doanh nghiệp, đó là Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Ngoài ra, tổng giá trị tài sản của 20 doanh nghiệp này, sau quá trình rà soát, chỉ là khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với con số ước tính trước đó. Dự kiến, nếu Nghị định được thông qua, quá trình chuyển giao doanh nghiệp sẽ hoàn tất chậm nhất là vào cuối năm 2018. Bởi nhằm tránh xảy ra tình trạng chậm chuyển giao về Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) như trước kia, Nghị định quy định rõ thời hạn chuyển giao doanh nghiệp từ các bộ về Ủy ban. Theo đó, chậm nhất trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các bộ có liên quan và Ủy ban hoàn thành ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh doanh Không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Ủy ban với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, chuyên nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền chủ sở hữu vốn nhà nước, giúp doanh nghiệp nhà nước hoạt động minh bạch, hiệu quả, ông Phạm Đức Trung cho rằng, Nghị định được ban hành còn giúp xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời Nghị định tạo điều kiện cho các bộ, UBND cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thay vì vừa phải quản lý nhà nước, vừa phải quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến băn khoăn với cơ cấu tổ chức quản lý theo ngành dọc của Ủy ban với từng ngành, lĩnh vực thì mối quan hệ giữa Ủy ban với các bộ và cơ quan ngang bộ rất có thể lại dẫn tới tình trạng chồng chéo. Về vấn đề này, đại diện CIEM cho biết dự thảo Nghị định mới được xây dựng theo nguyên tắc Uỷ ban chỉ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của một cơ quan đại diện chủ sở hữu theo đúng quy định tại Luật số 69/2014/QH13, còn các bộ quản lý ngành tiếp tục chủ trì các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực được phân công. Theo đó, Ủy ban có trách nhiệm chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu xây dựng và thực hiện đầy đủ các chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược hoặc quy hoạch phát triển ngành. Bên cạnh đó, Ủy ban chủ trì phối hợp lấy ý kiến các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu; đồng thời, chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm chuyển giao doanh nghiệp về Ủy ban. Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu cũng cho rằng, các bộ, ngành thường rất lo lắng nếu như doanh nghiệp ngành mình quản lý bị thua lỗ, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của họ. Tuy nhiên, với sự ra đời của Ủy ban, doanh nghiệp nhà nước sẽ không còn là doanh nghiệp của các bộ, ngành, mà thuộc về một cơ quan trực thuộc Chính phủ, các bộ ngành và cơ quan nhà nước sẽ chỉ thực hiện quản lý doanh nghiệp thông qua chính sách chứ không phải chủ sở hữu như trước đây.Cụ thể, đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Luật Điện lực hiện hành và văn bản hướng dẫn đã quy định rõ thẩm quyền của Bộ Công Thương đối với vấn đề quy hoạch phát triển điện lực, quản lý nhu cầu điện, mua bán điện, giá điện, điều tiết hoạt động điện lực,… các thẩm quyền này thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, không thuộc chức năng chủ sở hữu, vì vậy sau khi EVN về Ủy ban, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ trì thực hiện.
“Việc quy định như vậy sẽ giúp tách bạch rõ ràng những nội dung thuộc chức năng chủ sở hữu do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và chức năng quản lý nhà nước vẫn do bộ quản lý ngành thực hiện, tránh sự chồng chéo nhiều tầng quản lý ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Phan Đức Hiếu khẳng định. Đối với vấn đề xử lý các khoản nợ lên tới hàng nghìn tỷ đồng của các doanh nghiệp nhà nước trong diện chuyển giao về Ủy ban, đại diện CIEM cho biết, sẽ không có chuyện lập lờ chấm dứt trách nhiệm của các cá nhân và tập thể gây ra thua lỗ, thiệt hại cho doanh nghiệp.Trong Dự thảo Nghị định đã phân định rất rõ trách nhiệm kế thừa và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cần xử lý, do đó, toàn bộ câu chuyện là chuyển vai trò cơ quan đại diện chủ sở hữu từ cơ quan chủ quản cũ sang Ủy ban.
Với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu kế thừa các quyền và trách nhiệm, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước sẽ có trách nhiệm nhận bàn giao phần thua lỗ này, sau đó, với chuyên môn và năng lực quản lý chuyên nghiệp, Ủy ban được kỳ vọng sẽ có giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình cảnh khó khăn, dần phục hồi. Còn trách nhiệm cá nhân đối với những người đã gây thua lỗ cho doanh nghiệp sẽ tiếp tục truy cứu xử lý theo đúng phương án đã được Chính phủ chỉ đạo”, ông Phan Đức Hiếu nói./.>>> Đổi mới chính sách, tạo "đòn bẩy" cổ phần hóa doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV:Chuyển mạnh từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận
17:53' - 15/06/2018
Chiều 15/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện
19:13' - 14/06/2018
Chiều 14/6, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố ấn phẩm: Điểm lại - Báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo "đòi lại" kênh đào Panama
13:55' - 22/12/2024
Mỹ sử dụng kênh đào Panama nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đồng thời cũng là nước dành phần lớn nguồn lực để xây dựng kênh đào và quản lý lãnh thổ xung quanh trong nhiều thập kỷ.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ động góp phần phục vụ các nhiệm vụ trong giai đoạn quan trọng của đất nước
13:19' - 22/12/2024
Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán cà phê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Hợp tác năng lượng là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Qatar
11:18' - 22/12/2024
Trong năm 2024, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Qatar tiếp tục được tăng cường và củng cố mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed thận trọng trước chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump
08:38' - 22/12/2024
Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng cùng những bất ổn xoay quanh các đề xuất chính sách của ông đã bắt đầu gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Quyết sách lãi suất của Fed phù hợp với tình hình kinh tế Mỹ
13:24' - 20/12/2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất và đưa ra triển vọng thận trọng hơn là phù hợp trong bối cảnh bất ổn kinh tế cao tại nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ điều chỉnh số liệu tăng trưởng kinh tế quý III/2024
09:43' - 20/12/2024
Bộ Thương mại Mỹ đã công bố các số liệu ước tính mới về tình hình kinh tế quý III/2024, theo đó nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn ước tính trước đó nhờ chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên trên thị trường quốc tế
09:10' - 20/12/2024
Ngày 19/12, phát biểu họp báo thường niên cuối năm và giao lưu trực tiếp với người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Moskva sẽ tăng thị phần khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
WB tại Việt Nam: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
08:15' - 20/12/2024
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với những bất ổn, Việt Nam vẫn vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ mất cân bằng kinh tế vĩ mô của Italy
09:10' - 19/12/2024
Theo báo cáo về việc làm tại các quốc gia thành viên do Ủy ban châu Âu (EC) công bố ngày 18/12, tình hình tại Italy giống như một tình huống bi quan kinh điển.