Tehran khẳng định không thể bị đe dọa về quân sự
Hãng thông tấn Iran dẫn lời Bộ trưởng Hatami nhấn mạnh, với sức mạnh quốc phòng hiện có, không thể có bất kỳ cường quốc nước ngoài nào có thể đe dọa về quân sự với quốc gia Hồi giáo.
Ông cũng đề cập đến vai trò quân sự của Iran trong cuộc chiến chống các lực lượng cực đoạn tại Iraq và Syria.
Trong khi đó, hãng Fars News đưa tin các sinh viên Iran đã tập trung bên ngoài văn phòng cũ Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran nhằm phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân có tên gọi "Kế hoạch Hành động chung toàn diện" (JCPOA) ký giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức).
Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ có bao nhiêu sinh viên tham gia biểu tình.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Iraq đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những "diễn biến nguy hiểm" gần đây từ quyết định của Tổng thống Trump, cho rằng đây là một quyết định "vội vã". Cơ quan này đánh giá rằng chính thỏa thuận hạt nhân này đã góp phần đem lại hòa bình tại Trung Đông.
Từ Seoul, Nhà Xanh cho biết Hàn Quốc sẽ tiến hành hạn chế tối đa ảnh hưởng từ quyết định của Mỹ liên quan đến JCPOA đối với các công ty Hàn Quốc. Trong một thông báo, Nhà Xanh cũng bày tỏ ủng hộ các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề Iran một cách hòa bình.
Tại Ấn Độ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Raveesh Kumar nêu rõ Ấn Độ luôn duy trì quan điểm rằng vấn đề hạt nhân của Iran nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao, với sự tôn trọng quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của Tehran.
Do đó, Ấn Độ kêu gọi tất cả các bên nên can dự một cách xây dựng để giải quyết các vấn đề phát sinh theo hướng tôn trọng JCPOA.
Trước đó, trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA.
Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh để đảm bảo Iran không đạt được vũ khí hạt nhân, và sẽ phối hợp với các bên khác để giải quyết ảnh hưởng của Iran trong khu vực.
Phản ứng trước quyết định của Mỹ, lãnh đạo Pháp, Đức và Anh đã tái khẳng định "duy trì cam kết" với thỏa thuận hạt nhân Iran, nhấn mạnh thỏa thuận này có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh chung của ba nước.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson nêu rõ sau khí rút khỏi thỏa thuận JCPOA, trách nhiệm của Mỹ là đề ra cách thức xây dựng giải pháp mới cho mối quan ngại chung.
Ông cho biết mặc dù không phản đối mục tiêu của Tổng thống Trump là tìm ra giải pháp dài hạn cho vấn đề hạt nhân và các chính sách khác của Iran, song vấn đề đặt ra là Mỹ làm sao đạt được điều này.
Bên cạnh đó, quan chức này cũng khẳng định London sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ lợi ích thương mại của Anh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IAEA khẳng định Iran tuân thủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
21:46' - 09/05/2018
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng Iran sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết hạt nhân theo thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với P5+1.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Iran: Tehran để ngỏ khả năng "phản ứng cân xứng" quyết định của Mỹ
18:28' - 09/05/2018
Quốc hội Iran đã kêu gọi chính phủ có phản ứng "cân xứng và có đi có lại" sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký năm 2015 với Nhóm P5+1.
-
Hàng hoá
Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu chạm mức cao nhất kể từ năm 2014
16:45' - 09/05/2018
Chiều 9/5, giá dầu thế giới chạm mức cao nhất hơn ba năm qua, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và bắt đầu áp đặt mức cao nhất các biện pháp trừng phạt đối nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.