Vấn đề hạt nhân Iran: Tehran để ngỏ khả năng "phản ứng cân xứng" quyết định của Mỹ
Hãng tin Fars News ngày 9/5 đưa tin, Quốc hội Iran đã đề xuất một bản kiến nghị, trong đó kêu gọi chính phủ nước này có phản ứng "cân xứng và có đi có lại" sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức), với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA).
Người đứng đầu ủy ban hạt nhân trong quốc hội, ông Hojatoleslam Mojtaba Zulnouri cho biết bản kiến nghị yêu cầu chính phủ của Tổng thống Hassan Rouhani cần có được "sự đảm bảo cần thiết" từ các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân, gồm Đức, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc.
Theo ông Zulnouri, nếu các bên không đáp ứng sự đảm bảo cần thiết thì Iran cần nối lại hoạt động làm giàu urani cấp độ cao. Trong khi đó, nghị sĩ Ali Mottahari lại cho rằng, "có rất ít cơ hội" để các cường quốc châu Âu "đưa ra sự đảm bảo vững chắc" cho phép Iran tiếp tục tuân thủ thỏa thuận.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn IRNA, nghị sỹ Mottahari nhấn mạnh: "Nếu điều này không xảy ra, có khả năng chúng tôi sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hoặc đưa ra các bước đi khác".
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vẫn kiên trì với thỏa thuận hạt nhân Iran bất chấp quyết định của Washington rút khỏi JCPOA, đồng thời đảm bảo rằng Tehran sẽ không phải đối mặt với bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU, vốn đã được dỡ bỏ theo quy định của thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015.
Trong tuyên bố chung đưa ra cùng ngày, chính phủ 28 nước thành viên EU khẳng định: "Chừng nào Iran còn tiếp tục thực thi các cam kết liên quan tới hạt nhân của nước này, thì EU sẽ duy trì cam kết tiếp tục thực thi thỏa thuận hạt nhân một cách toàn diện và hiệu quả".
EU nêu rõ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt liên quan là một phần quan trọng của thỏa thuận và EU sẽ duy trì sự đảm bảo này.
Trong khi đó, ngày 9/5, Trung Quốc cam kết sẽ bảo vệ JCPOA và bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố Bắc Kinh sẽ vẫn duy trì việc trao đổi thương mại và kinh tế ở mức bình thường với Iran bất chấp quyết định của Mỹ.
Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng có thái độ có trách nhiệm nhằm quay trở lại việc thực thi JCPOA theo đúng hành trình vào một ngày sớm nhất. Trung Quốc tiếp tục giữ vững thái độ công bằng, khách quan và có trách nhiệm, duy trì đối thoại với tất cả các bên cũng như bảo vệ và thực thi thỏa thuận này.
Cùng ngày, hãng thông tấn Interfax dẫn lời quyền Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, nước này vẫn duy trì cam kết với thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo kế hoạch, đại diện các bộ ngoại giao Nga và Đức sẽ gặp nhau tại Moskva để thảo luận về tình hình xung quanh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas trước đó cũng khẳng định Berlin sẽ cố gắng để duy trì thỏa thuận JCPOA bất chấp thông báo của ông Donald Trump./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phản ứng trái chiều sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
17:33' - 09/05/2018
Những căng thẳng địa chính trị đã khiến các nhà đầu tư trên thị trường Tokyo quay lưng với cổ phiếu, song đồng yen yếu đã tạo cơ hội cho một số nhà giao dịch săn tìm cổ phiếu giá rẻ.
-
Hàng hoá
Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, giá dầu chạm mức cao nhất kể từ năm 2014
16:45' - 09/05/2018
Chiều 9/5, giá dầu thế giới chạm mức cao nhất hơn ba năm qua, sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và bắt đầu áp đặt mức cao nhất các biện pháp trừng phạt đối nước này.
-
Doanh nghiệp
Vấn đề hạt nhân Iran: Mỹ thu hồi giấy phép xuất khẩu máy bay
12:15' - 09/05/2018
Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ thu hồi giấy phép cấp cho các hãng chế tạo máy bay của Mỹ để xuất khẩu máy bay sang Iran
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và phản ứng quốc tế
07:09' - 09/05/2018
Trong bài phát biểu chiều 8/5 (rạng sáng 9/5 theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc vào năm 2015.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này