Thoát nghèo nhờ nuôi dê “ký gửi” và giúp bà con làm giàu
Đặc biệt, trại dê Đức Trung chăn nuôi theo hình thức “ký gửi” và bao tiêu sản phẩm chăn nuôi cho nông dân giúp hàng trăm hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Lập nghiệp với 2 bàn tay trắng nơi đất khách quê người, anh Đỗ Văn Hoàn (quê ở xã Nhân Thắng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) đã chọn mảnh đất Sông Trầu làm quê hương thứ 2 của mình.
Nhận thấy điều kiện nơi đây thích hợp với việc nuôi dê, anh đã mạnh dạn gom toàn bộ số tiền tích góp được để chọn những con dê Bách thảo tốt nhất gây dựng trang trại.
Để nâng cao chất lượng đàn dê giống, anh Hoàn đã mạnh dạn đưa giống dê Boer (dê Nam Phi) về cho lai tạo với giống dê Bách thảo của Việt Nam.
Ưu điểm của giống dê lai là hay ăn, nhanh lớn, ít bệnh tật và có trọng lượng lớn hơn hẳn so với giống dê Bách thảo ở địa phương.
Với mong muốn có đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình, anh Hoàn đã tìm đến thị trường các tỉnh thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… nhằm liên hệ với các đầu mối tiêu thụ dê giống và dê thịt. Ngoài ra, để góp thêm một kênh tiêu thụ sản phẩm từ thịt dê của mình, anh đã tự mở chuỗi gồm 7 nhà hàng đặc sản thịt dê ở các tỉnh thành khác nhau, từ đó làm giảm khâu trung gian, tăng lợi nhuận cho cả chuỗi liên kết. Từ 30 con dê giống ban đầu, với sự cần cù, ham học hỏi kiến thức nuôi dê từ những người đi trước, qua các kênh thông tin đại chúng khác, sau 5 năm đàn dê của anh Hoàn đã lên tới 300 con lớn nhỏ khác nhau.Hiện tại, sau gần 15 năm hoạt động trại dê của anh luôn duy trì số lượng khoảng 1.200 con, lúc cao điểm số dê trong trại có thể lên đến gần 2.000 con.
Khi đã tạo được chuỗi chăn nuôi khá vững chắc, sản phẩm được đảm bảo từ con giống, quá trình chăn nuôi, lò mổ và cuối cùng là thị trường tiêu thụ, anh Hoàn đã tìm đến những hộ nghèo, hộ gặp khó khăn tại địa phương để vận động họ cùng liên kết chăn nuôi dê với mình theo hình thức “ký gửi”. Các hộ đăng ký chăn nuôi chỉ cần bỏ công ra chăm sóc, còn giống và sản phẩm sẽ được a Hoàn bao tiêu. Khi dê cái đẻ được một cặp dê con, sẽ được chia theo tỷ lệ 50/50, tức là người chăn nuôi được một con và anh Hoàn được một con. Sau hơn 3 năm triển khai mô hình chăn nuôi theo hình thức ký gửi, hiện đã có khoảng 100 hộ tại địa phương và vùng lân cận tham gia vào chuỗi liên kết, nâng tổng đàn lên 3.000 con, giải quyết việc làm cho hàng trăm người với mức thu nhập bình quân 5 – 10 triệu đồng/tháng tùy tính chất công việc. Theo anh Đoàn Chí Linh, (ấp 8, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, người nuôi dê theo hình thức ký gửi), trước đây cuộc sống rất khó khăn, không nghề nghiệp ổn định, thu nhập chỉ nhờ vào ít sào vườn tạp, và đi làm thuê, mướn.Từ khi tham gia mô hình nuôi dê, gia đình có thêm thu nhập, có việc làm, cuộc sống ổn định hơn. Mỗi năm gia đình nhận nuôi 3 đợt, mỗi đợt 50 con dê vỗ béo để lấy thịt.
Sau khoảng 4 tháng chăn nuôi, trừ mọi chi phí, mỗi đợt gia đình anh cũng thu được khoảng 60 triệu đồng tiền lời.
Anh Đoàn Chí Linh cho biết, dê chủ yếu ăn chuối, cỏ, cây sản (loại cây dùng làm cọc tiêu)… những loại thức ăn rất sẵn ở địa phương, nên nuôi dê chỉ cần bỏ công chăm sóc, tốn rất ít chi phí vì giống và đầu ra người nuôi hoàn toàn không phải lo. Theo ông Vũ Văn Khuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Trầu, mặc dù nuôi dê không phải là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng từ nhiều năm nay nhờ hình thức cho nuôi dê ký gửi của hộ anh Đỗ Văn Hoàn đã tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Trang trại dê Đức Chung của anh Hoàn là địa chỉ được huyện Trảng Bom chọn làm nơi cung cấp giống trong thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo của huyện.Ngoài ra, hàng trăm hộ từ các xã lân cận như Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình cũng tìm đến trang trại dê Đức Chung để liên kết chăn nuôi./.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ít nhất 7 tấn nho bị đánh cắp tại các trang trại trồng nho ở Bordeaux
11:06' - 29/09/2017
Cảnh sát Pháp thông báo, ít nhất 7 tấn nho tại các trang trại trồng nho ở Bordeaux đã bị đánh cắp vào đêm khuya trong bối cảnh sản lượng thu hoạch sụt giảm do ảnh hưởng thời tiết.
-
Ý kiến và Bình luận
Phát triển bền vững kinh tế trang trại: Cần chính sách mới hiệu quả hơn
17:47' - 23/08/2017
Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang phát triển nhanh, nhưng chủ yếu vẫn dừng ở quy mô hộ gia đình, với quỹ đất còn hạn hẹp, thiếu vốn để phát triển lâu dài.
-
Kinh tế & Xã hội
Khoảng 10 trang trại tại Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt lợn
08:55' - 17/08/2017
Các trang trại này hiện cung cấp khoảng 5% tổng nhu cầu sử dụng thịt lợn của thị trường Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ khó cho kinh tế trang trại
09:58' - 21/07/2017
Kinh tế trang trại là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, việc phát triển loại hình này đang gặp khá nhiều khó khăn.
-
Kinh tế & Xã hội
Trang trại nông nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi
17:49' - 15/06/2017
Những năm gần đây, vốn vẫn rất khó đến tay các chủ trang trại và doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Khách qua bến xe Tp. Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán 2025 dự báo tăng nhẹ
16:50'
Các bến xe khách liên tỉnh tại Tp. Hồ Chí Minh đều dự báo lượng khách đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Kỷ luật xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận
16:33'
Ngày 25/11, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật đối với nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Xà Dương Thắng.
-
Kinh tế & Xã hội
Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé
16:28'
Dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con bú là yếu tố then chốt giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua sữa mẹ. Bà mẹ cần duy trì chế độ ăn giàu protein, vitamin, khoáng chất, và uống đủ nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
13:56'
Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho đựng đồ của quán bar Titan tại phố trung tâm - Hai Bà Trưng (Hà Nội)
12:04'
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định không có thiệt hại về người. Khu vực bị cháy là kho chứa đồ ở tầng trên cùng của căn nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóng gió mới ập đến tập đoàn đa ngành hàng đầu Ấn Độ
12:03'
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã ban hành lệnh triệu tập tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani liên quan đến cáo buộc hối lộ tại Mỹ, một phần trong bản cáo trạng liên bang gây chấn động nhắm vào ông.