Thời trang Việt Nam trước sức ép cạnh tranh ngoại nhập
Với dân số gần 95 triệu người, mức tiêu dùng hàng dệt may hiện nay của người dân vào khoảng 3,5 tỷ USD/năm, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp dệt may cũng như các hãng thời trang trên thế giới.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp quan tâm và thành công tại thị trường nội địa còn chưa nhiều và mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Để khai thác tốt hơn thị trường nội địa, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng, trong việc chống hàng lậu, hàng giả và có chính sách thuế hợp lý.
* Làn sóng "thời trang nhanh"Mới đây Zara hãng thời trang nổi tiếng thế giới đã ra mắt tại Hà Nội bằng việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Vincom Bà Triệu và trước đó, khoảng một năm, nhãn hàng này đã có mặt tại Tp. Hồ Chí Minh. Ngoài Zara, một số thương hiệu thời trang lớn khác của thế giới như Mango, H&M... cũng lần lượt có mặt tại các thành phố lớn, tạo nên làn sóng “thời trang nhanh” tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, thương hiệu Uniqlo đến từ Nhật Bản với những mô hình bán lẻ đặc trưng cũng sẽ gia nhập thị trường Việt Nam hứa hẹn tạo sự sôi động cho thị trường này.
Sự xuất hiện “thời trang nhanh” tại thị trường Việt Nam xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, “thời trang nhanh” với đặc trưng nổi bật là giá cả hợp lý, phù hợp túi tiền, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đang thúc đẩy phát triển của ngành này. Việc ngày càng có nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới vào Việt Nam là tất yếu, vì nhu cầu của thị trường ngày càng cao, thẩm mỹ của khách hàng cũng nâng lên. Xu hướng này đã tạo áp lực lớn cho các nhà sản xuất thời trang trong nước phải thay đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phục vụ mọi phân khúc, từ cao cấp đến bình dân. Qua ghi nhận của phóng viên cho thấy, H&M và Zara nổi tiếng trên thế giới là hàng bình dân, giá rẻ, nhưng khi về Việt Nam, các hãng này đã không còn bình dân nữa mà dành cho tầng lớp trung lưu trở lên. H&M và Zara tại Việt Nam không dành cho số đông. Anh Chu Tuấn Long là một trong những vị khách trải nghiệm mua sắm những sản phẩm thời trang của Zara Hà Nội cho biết, tại đây có nhiều sản phẩm cho nữ giới, đồ nam và cả trẻ em. Các sản phẩm ở đây giá khá cao so với hàng trong nước, áo phông cộc tay có giá từ hơn 500.000 - 700.000 đồng/sản phẩm, cũng có sản phẩm giá từ 1 triệu đến gần 3 triệu/sản phẩm. Với giá này không phải số đông người Việt Nam mua được. Thương hiệu này có lẽ chỉ dành cho người có mức thu nhập tầm trung lưu ở Việt Nam. Trong bối cảnh này, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam cần một cuộc “đại tu” toàn diện từ sản xuất, thiết kế, phân phối đến chiến lược marketing để có thể đủ sức bám trụ, tồn tại và phát triển. Nếu không, các bên liên quan tham gia vào chuỗi sản xuất của ngành may mặc sẽ chịu thiệt thòi khi chỉ tận dụng lợi ích một chiều và hoàn toàn có thể thua trên "sân nhà", mất thị phần vào tay các “ông lớn” thời trang nước ngoài. Việt Nam dù luôn nằm trong nhóm đầu các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới nhưng doanh nghiệp nội chỉ tập trung vào khâu gia công. Các doanh nghiệp chỉ mạnh về may chứ không mạnh về thiết kế thời trang, thương hiệu và phân phối sản phẩm. Không nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm được nhãn hiệu của riêng mình và bán hàng. Một số thương hiệu được xem là có chỗ đứng trên thị trường nội địa như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10… cũng chỉ tập trung ở phân khúc sản phẩm công sở. Với tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng nhái, doanh nghiệp Việt trước đây chưa thực sự tập trung vào việc làm thương hiệu. Nhưng nay, khi các nhãn hàng thời trang thế giới rầm rộ xuất hiện, doanh nghiệp Việt phải thay đổi, phải tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình nếu muốn đủ sức cạnh tranh. * Đầu tư nội địa theo thế mạnhÔng Lê Tiến Trường Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, Vinatex có 80 doanh nghiệp trải đều trong cả nước chủ yếu phục vụ cho thị trường xuất khẩu với doanh thu chiếm trên 90% là từ xuất khẩu. Đối với thị trường nội địa nói chung và thị trường phục vụ riêng cho các doanh nghiệp còn rất nhỏ nhưng đang là lĩnh vực ưu tiên phát triển.
Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp dệt may đã đầu tư đáng kể cho thị trường nội địa, như xây dựng thương hiệu, phát triển và nâng cấp hệ thống siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, đầu tư thiết kế sản phẩm, tham gia trình diễn thời trang trong và ngoài nước. Đồng thời, tham gia đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã đạt được những thành công đáng kể.
Một số thương hiệu đã khẳng định được chỗ đứng tại thị trường trong nước và được người tiêu dùng ưu thích như: May 10 Expert, Eternity GrusZ… của Công ty May 10; TNG của Công ty may Thái Nguyên; Paul Downer, HeraDG… của Công ty may Đức Giang; Merriman, Hoatho fashion của Hòa Thọ; AnPhuoc, Pierre Cardin (mua bản quyền) của Công ty TNHH May Thêu Giày An Phước; Viettien của Công ty May Việt Tiến; Mollis của Công ty cổ phần Phong Phú và hàng loạt các thương hiệu thời trang khác như Vera, Thái Tuấn, Canifa, Elise … Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang gia công cho nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới, nên chất lượng các sản phẩm này nếu so với sản phẩm của nhiều thương hiệu Việt là điều không quá chênh lệch. Về mẫu mã, nhiều thương hiệu Việt Nam cũng có những thành công nhất định. Mẫu mã khá đa dạng và phong phú, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, về thương hiệu vẫn là khâu yếu nhất của thời trang Việt Nam, trong khi đó, H&M và Zara có lịch sử lâu đời, là những thương hiệu lớn. Ngoài ra, họ cũng "làm" thương hiệu rất tốt. Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các nước nhập khẩu dệt may lớn trên thế giới có cơ hội đưa sản xuất dệt may về lại nước mình, thay vì đặt gia công xuất khẩu ở các nước có giá nhân công rẻ. Điều này tạo áp lực để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải quan tâm từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa thị trường xuất khẩu và trong nước./.- Từ khóa :
- ngành dệt may
- thời trang việt nam
- dệt may
- zara
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may
16:37' - 29/11/2017
Một số vướng mắc của ngành dệt may trong sản xuất kinh doanh tập trung về quy hoạch và cấp phép các khu công nghiệp dệt may lớn tại ba miền; phương án sớm đưa Nhà máy sơ sợi Đình Vũ vào sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cạnh tranh trong ngành dệt may dự báo sẽ gay gắt hơn
15:46' - 03/11/2017
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may được dự báo sẽ gay gắt hơn trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệ thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may kiến nghị không tăng lương và bảo hiểm
15:11' - 04/10/2017
Ngày 4/10 Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) tổ chức Hội thảo "Tác động của các cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội đến các doanh nghiệp ngành dệt may".
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Trung tâm nghiên cứu vi điện tử đầu tiên sắp hình thành tại Bình Dương
19:27' - 18/04/2025
Tổng công ty Becamex IDC và Viện Hệ thống Nano Điện tử Fraunhofer ENAS (Cộng hòa Liên bang Đức) đã ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử tại Bình Dương.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra triển lãm chuyên ngành thực phẩm, đồ uống
16:29' - 18/04/2025
Vietfood & Beverage - Propack 2025 với sự góp mặt của 1.000 doanh nghiệp từ hơn 20 quốc gia, trưng bày tại 1.400 gian hàng tạo nên một sự kiện thương mại đẳng cấp.
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.