Tiêu điểm trong ngày: Chính phủ Mỹ “thoát hiểm”!
Việc lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách cho hai năm tới, với khoản tăng 300 tỷ USD được coi là thắng lợi lớn, hóa giải những tranh cãi kéo dài nhiều tháng qua liên quan đến những bất đồng về các ưu tiên chi tiêu giữa các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Chính phủ Mỹ cũng thở phào khi thoát khỏi nguy cơ phải đóng cửa lần thứ hai trong vòng một tháng do hết kinh phí hoạt động.
Trước đó, một ngày sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu tạm thời đảm bảo ngân sách hoạt động cho Chính phủ Mỹ tới ngày 23/3 cũng như ngân sách tài khóa 2018 cho Bộ Quốc phòng, ngày 7/2 theo giờ Mỹ (tức rạng sáng 8/2 theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự luật chi tiêu này với khoản tăng ngân sách 300 tỷ USD.
Mặc dù để có hiệu lực, dự luật này còn phải được Tổng thống Donald Trump ký thông qua, song việc vượt qua "ải" Thượng viện, Chính phủ Mỹ dường như đã "thoát hiểm" trong bối cảnh ngân sách chi tiêu tạm thời được lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua ngày 22/1 vừa qua chính thức hết hạn trong ngày 8/2.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mich MCConnell cho rằng đây là một dự luật quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của cả hai đảng bởi dự luật này bao gồm việc tăng chi tiêu cho quốc phòng - mục tiêu hàng đầu mà các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã chờ đợi từ lâu, và tăng chi tiêu cho các chương trình trong nước như các nghị sỹ đảng Dân chủ mong muốn.
Theo dự luật vừa thông qua, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 80 tỷ USD trong tài khóa 2018 và 85 tỷ USD trong tài khóa tiếp theo, bắt đầu từ ngày 1/10. Những khoản chi cho các chương trình trong nước cũng sẽ tăng lên 63 tỷ USD trong năm nay và 68 tỷ USD vào năm tới. Dự luật này cũng sẽ trì hoãn mức trần nợ liên bang trong khoảng thời gian đang tiến hành xem xét.
Nói Thượng viện là "ải" khó khăn nhất bởi lẽ, trước đó Chính phủ Mỹ đã phải ngừng hoạt động trong 3 ngày không chỉ do ngân sách liên bang hết hiệu lực từ nửa đêm 19/1 giờ địa phương (trưa 20/1 theo giờ Việt Nam) và không thể gia hạn vì những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ xung quanh vấn đề nhập cư, mà dự luật này đã không được Thượng viện thông qua do không đạt được con số tối thiểu 60 phiếu ủng hộ mặc dù đã được Hạ viện thông qua.
Theo quy định, Thượng viện Mỹ cần số phiếu "siêu đa số" với 3/5 thượng nghĩ sĩ (tức 60 trong tổng số 100 người), để dự luật được thông qua. Trong khi, đảng Cộng hòa chỉ nắm thế đa số ít ỏi (51-49) tại Thượng viện.
Điều này có nghĩa ngay cả khi được toàn bộ thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa ủng hộ vẫn cần thêm 9 phiếu ủng hộ nữa để phá vỡ thế bế tắc. Phải nói rằng những nỗ lực vào phút chót của lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch MCConnell và lãnh đạo phe Dân chủ đã đem lại kết quả vô cùng khả quan trong bối cảnh tranh cãi về ngân sách kéo dài có thể làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn vốn được xem khó giải quyết trên chính trường nước Mỹ.
Nguy cơ chính phủ phải đóng cửa đã trở thành nỗi ám ảnh trong các cuộc thương lượng về ngân sách tại Quốc hội Mỹ. Lịch sử Mỹ từng ghi nhận chính phủ đã phải đóng cửa nhiều lần. Trước lần đóng cửa gần đây nhất tháng 1/2018, vào năm 2013, chính phủ nước này đã buộc phải đóng cửa trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama. Trong hai năm 1995-1996, Chính phủ Mỹ cũng từng phải ngừng hoạt động 21 ngày.
Không cần bàn cãi về những hệ lụy của việc chính phủ liên bang bị đóng cửa đối với nền kinh tế số một thế giới. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang phải nghỉ việc tạm thời và hơn 1,3 triệu quân nhân vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trả lương.
Theo ước tính, nền kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa chỉ trong một tuần. Goldman Sachs tính toán tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2018 sẽ giảm 0,2%.
Với cá nhân Tổng thống Trump, việc chính phủ tạm đóng cửa ít nhiều cũng khiến ông "mất điểm" về đối nội trong năm đầu cầm quyền, đặc biệt khi vai trò của ông được đề cao qua các kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nền kinh tế số 1 thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách dài hạn
07:31' - 08/02/2018
Ngày 7/2 theo giờ Mỹ (tức rạng sáng 8/2 theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu ngân sách cho hai năm tới, với khoản tăng ngân sách 300 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt ngân sách của Mỹ có thể vượt 1.000 tỷ USD vào năm tài khóa 2019
19:27' - 30/01/2018
Trong lúc Quốc hội Mỹ đang nỗ lực để tránh việc phải đóng cửa chính phủ, một tổ chức tư vấn độc lập đã ước tính thâm hụt ngân sách liên bang có thể sẽ vượt mức 1.000 tỷ USD vào năm tài chính 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa do không có ngân sách hoạt động
11:30' - 22/01/2018
Chính phủ Mỹ sẽ bước sang tuần làm việc mới bắt đầu ngày 22/1 mà không có ngân sách hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.