Tìm hiểu quy mô "kinh tế đen" trên thế giới

06:00' - 17/02/2018
BNEWS Trang mạng Newsru.com (Nga) đăng có bài viết cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố đánh giá về quy mô “kinh tế đen” tại 158 quốc gia trên thế giới.
Tìm hiểu quy mô "kinh tế đen" trên thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN

Các nghiên cứu của Leandro Medina (thuộc Ủy ban phụ trách châu Phi của IMF) và Friedrich Schneider (thuộc trường Đại học Kepler) đã được công bố trong hàng loạt báo cáo Working Papers của IMF vào cuối tháng 1.

Đây là ứng dụng hệ thống đầu tiên được phát triển từ năm 2010 đến năm 2017 trong khoa học kinh tế có sử dụng các phương pháp thống kê mới để đánh giá “kinh tế đen”.

Medina và Schneider đánh giá nền kinh tế Nga là 1 trong số 158 nền kinh tế quốc gia nêu trên và không thể xác định con số cụ thể của nền kinh tế này. Ước tính trung bình “kinh tế đen” của Nga giai đoạn 1991-2015 là 38,42% GDP, đánh giá của năm 2015 là 33,7% GDP.

Đối với các quốc gia châu Âu, thậm chí đối với cả các quốc gia Đông Âu, thì đây là con số quá cao. Các con số tương tự chủ yếu chỉ đến từ các quốc gia Pakistan và các nước tương đối phát triển của châu Phi, còn ở châu Âu thì chỉ có Rumani và Bulgaria có mức độ “kinh tế đen” tương tự.

Ở các nước phát triển hơn, con số “kinh tế đen” dao động từ 7% cho tới 15% GDP (Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Singapore).

Mức độ “kinh tế đen” tăng một cách mạnh mẽ vào năm 1997, lên tới 48,7%, sau cuộc khủng hoảng năm 1998 đã giảm xuống còn 40% trong vòng 2 năm và đến năm 2003 đã ổn định ở mức này, sau đó giảm xuống mức 32% GDP vào năm 2008.

Cuộc khủng hoảng lại một lần nữa làm gia tăng chỉ số “kinh tế đen”, sau đó lại giảm đáng kể và chỉ số “kinh tế đen” ghi nhận mức thấp nhất vào năm 2014 ở mức 31%.

Trong nghiên cứu của Medina và Schneider có 3 phương pháp mới cơ bản, đó là mô hình MIMIC cho phép tính toán một vài yếu tố và loại bỏ vấn đề “tính nhân đôi” của “kinh tế đen”, vốn làm sai lệch đáng kể các đánh giá; mô hình nhu cầu thị trường tiền tệ (CDA) và “mô hình dự báo” (PMM).

Đối với Nga, việc đánh giá nền “kinh tế đen” đưa ra các kết quả rất khác nhau, và sử dụng các phương pháp khác nhau cũng sẽ có những kết quả khác nhau, dao động từ 23-40% GDP. Cần lưu ý rằng trong báo cáo mới đây của Hiệp hội Kế toán chứng nhận (ACCA) cho biết tổng nền “kinh tế đen” của Nga khoảng 33,6 nghìn tỷ ruble, tương đương 39% GDP vào năm ngoái.

Bởi vậy, theo chỉ số này, Nga là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về mức độ “kinh tế đen”. Theo ước tính của các chuyên gia ACCA, quốc gia có tỷ lệ “kinh tế đen” trong GDP của quốc gia đó lớn nhất thế giới hiện nay là Azerbaijan (66,12%), đứng thứ 2 là Nigieria với 46,99% và Ukraine với 46,1%. Vị trí thứ 5 là Sri-Lanka với 36,46%.

Theo tính toán đó, có 3 yếu tố cơ bản để xác định nền “kinh tế đen” của Nga là: kiểm soát tham nhũng, trách nhiệm dân chủ và tăng trưởng GDP. Các chuyên gia ACCA xác định nền “kinh tế đen” như một hoạt động kinh tế và kết quả thu được từ hoạt động kinh tế đó nằm ngoài hệ thống các quy định nhà nước, hệ thống thuế và hệ thống giám sát của nhà nước.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục