Tìm lại thị phần cho ngành dệt may Indonesia
Theo bài viết trên báo “Jakarta Post”, tình hình kinh tế thế giới giảm tốc thời gian qua gây ảnh hưởng đối với một số ngành công nghiệp của Indonesia, trong đó có ngành dệt may và sản phẩm dệt.
Bộ Công nghiệp Indonesia đã lên kế hoạch mở rộng kho bãi chứa bông và đang nỗ lực đưa tỉnh Trung Java trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dệt may, với một khu công nghiệp chuyên dụng được xây dựng ở bờ biển phía Bắc.
Bộ Kinh tế cũng đang thực hiện chương trình cải tiến chính sách đối với các đặc khu kinh tế với mức thuế ưu đãi, giá điện, khí đốt thấp cũng như các ưu đãi về vay vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại. Trong số hơn 4.100 công ty dệt may, ít nhất 774 công ty cần thay thế máy móc cũ.
Ngành dệt Indonesia hiện đang trong tình thế khó khăn do đó việc đầu tư này sẽ cần huy động nguồn ngân sách của nhà nước, tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài. Chính phủ Indonesia ước tính rằng ngành công nghiệp dệt may sẽ cần số tiền từ 5-6 tỷ USD để đầu tư, mua sắm các thiết bị, máy móc mới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này đang dần tăng lên, niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt, may của Indonesia cũng đang được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài, trong đó có tập đoàn bán lẻ hàng may mặc Decathlon của Pháp, sở hữu hơn 1.000 cửa hàng trên toàn thế giới, đã mở rộng đầu tư vào Indonesia.
Trong năm 2016, ngành công nghiệp chế biến sợi của Indonesia tăng trưởng 213% lên tới 2.400 tỷ rupiah (176 triệu USD) với 82 dự án, ngành dệt tăng trưởng 613% lên đến 163 tỷ rupiah với 25 dự án, ngành may mặc tăng trưởng 16% với mức 941 tỷ rupiah và ngành phụ kiện quần áo đạt mức tăng trưởng 563% lên tới 216 tỷ rupiah từ 15 dự án.
Là một phần trong gói khuyến khích, Chính phủ Indonesia đã đề xuất loại bỏ thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu sản xuất trong nước, một động thái có thể giúp cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách làm cho vật liệu trong nước cạnh tranh hơn và khuyến khích các nhà đầu tư.
Theo Iwan Setiawan Lukminto, chủ tịch công ty sản xuất hàng dệt may Sri Rejeki Isman (Sritex) của Indonesia, mọi biện pháp hỗ trợ việc mở rộng liên kết nguyên liệu trong chuỗi sản xuất của Indonesia sẽ được hoan nghênh.
Ông cho biết khi ngành công nghiệp dệt Indonesia tiếp tục tăng trưởng, việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho địa phương càng trở nên quan trọng, tuy nhiên ngành cần vốn đầu tư và công nghệ hiện đại.
Ông Ravi Shankar, Chủ tịch Hiệp hội công ty sản xuất polyester châu Á-Thái Bình Dương cho rằng việc mở rộng tiếp cận với các nguồn nguyên liệu địa phương sẽ giúp làm giảm chi phí.
Để duy trì sự cạnh tranh, Indonesia cần thay thế nhập khẩu nước ngoài bằng nguyên liệu trong nước để tạo ra một chuỗi cung ứng tốt hơn, bao gồm cả việc kết hợp sản xuất cao su và polyester, và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng được nhu cầu của ngành.
Các nhà sản xuất hàng dệt may của Indonesia cũng đang tích cực tham mưu, đề xuất với chính phủ nước này để thúc đẩy xuất khẩu bằng cách đạt được một thỏa thuận thương mại với EU. Thỏa thuận này có thể giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, vào giữa tháng 7 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại song phương với EU. Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) cho biết ông hy vọng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) giữa Indonesia và EU sẽ được ký kết vào năm 2018.
Các cuộc đàm phán thương mại với EU dự kiến sẽ tác động tích cực đến ngành công nghiệp dệt may của Indonesia, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư vào xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho ngành dệt may.
Hiện tại, EU - đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia đang áp dụng mức thuế từ 11% - 30% đối với hàng dệt may của nước này, khiến cho họ gặp nhiều bất lợi khi phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong khu vực như Việt Nam. Do đó nếu Indoneisa có được CEPA với EU thì sẽ không phải chịu mức thuế này.
Ngành sản xuất dệt may của Indonesia chịu nhiều áp lực trong năm nay. Xuất khẩu hàng dệt may của nước này chỉ tăng trưởng khoảng 1% lên 12,3 tỷ USD trong năm 2016, thấp hơn mục tiêu 3% do Hiệp hội Dệt may Indonesia (API) đưa ra.
Chủ tịch API Ade Sudrajat cho biết kim ngach xuất khẩu trong quý I/2017 chỉ đạt 2,6 tỷ USD. Hơn nữa, ngay cả trên thị trường nội địa, Indonesia hiện cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may giá rẻ đến từ Việt Nam và Trung Quốc.
Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất ở Indonesia, là ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, hiện đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người Indonesia.
Hiện nay, Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới, trong khi đó Indonesia vẫn chưa được xếp vào top 10 nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới.
Với nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một số vấn đề như tăng lương tối thiểu, Indonesia có thể mở rộng vai trò của mình trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu. Tuy nhiên, Indonesia cũng đang phải đối mặt với các khó khăn như mức lương tối thiểu cao cũng như mức thuế về năng lượng tương đối cao.
Các quốc gia sản xuất hàng dệt may khác ở Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia và Myanmar) dường như thành công hơn trong việc chiếm một phần thị phần của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Thậm chí, các đối thủ trong khu vực này còn đang chiếm thị phần ở ngay tại Indonesia, nơi mà sức mua của người tiêu dùng yếu đi trong những năm gần đây./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may
15:15' - 01/10/2017
Từ ngày 1 đến 3/11/2017, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt may - thiết bị, vải và nguyên phụ liệu - HANOITEX 2017.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo của Indonesia
06:30' - 19/09/2017
Mặc dù nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo để giảm thiểu phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, Indonesia vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhiên liệu hóa thạch để phát triển quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia “đánh tiếng” cân nhắc việc tái gia nhập OPEC
21:47' - 26/07/2017
Ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia nói rằng đang cân nhắc việc tái gia nhập Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nếu không bị buộc phải cắt giảm sản lượng dầu thô.
-
Phân tích doanh nghiệp
Mục đích Indonesia đánh thuế Google
05:30' - 07/07/2017
Việc Google nộp thuế tại Indonesia được xem là một dấu hiệu tích cực cho thấy Chính phủ Indonesia có thể theo đuổi nỗ lực thu thuế của các công ty công nghệ khác như Facebook và Twitter.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU tạm hoãn 90 ngày biện pháp đáp trả
20:37' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm hoãn triển khai các biện pháp đáp trả thuế quan đối với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ đạo điều tra hai cựu quan chức dưới thời nhiệm kỳ đầu
19:15' - 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Tư pháp tiến hành điều tra đặc biệt đối với 2 cựu quan chức từng phục vụ trong chính quyền nhiệm kỳ đầu của ông.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoan nghênh quyết định hoãn áp thuế của Mỹ
17:24' - 10/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã hoan nghênh quyết định bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa từ nhiều đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Bắc Kinh nêu điều kiện đàm phán thương mại với Washington
17:20' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng đối thoại với Mỹ, song nhấn mạnh phải trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước "đảo chiều" cần thiết của Tổng thống Donald Trump
16:35' - 10/04/2025
Thị trường đã có phản ứng tích cực với động thái "đảo chiều" bất ngờ của Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với 75 đối tác thương mại
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiết lộ tiến trình đàm phán thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
14:58' - 10/04/2025
Ngày 9/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong tuần này, Kiev và Washington sẽ thảo luận về thỏa thuận khoáng sản, tập trung khía cạnh kỹ thuật và nền tảng cho thỏa thuận tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Biện pháp ứng phó tại một số nước châu Á
13:02' - 10/04/2025
Ngày 9/4, một số quốc gia châu Á đã có những động thái mới nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59' - 10/04/2025
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU thông qua các biện pháp trả đũa đầu tiên
12:59' - 10/04/2025
Ngày 9/4, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp đầu tiên đáp trả kế hoạch áp thuế trước đó của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.