Trở ngại trong nỗ lực vun đắp “mái nhà chung” châu Âu
Cách đây 12 tháng, chủ đề của năm đưa ra tại châu Âu là cam kết chống lại những cuộc tổng tuyển cử gây ra mối đe dọa đối với các nền dân chủ ôn hòa vốn được thiết lập tại các quốc gia phương Tây của châu lục này kể từ những năm 1940 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, thực tế năm 2017 cho thấy ở một chừng mực nào đấy, những mối đe dọa đến từ những lực lượng cấp tiến cánh hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy đã bị kiềm chế hoặc bị đánh bại ở hầu hết các nước châu Âu có diễn ra tổng tuyển cử trong năm nay.
Những thách thức được cho là gay cấn nhất đối với trật tự chính trị đã được hình thành bấy lâu nay tại châu Âu thực tế đã không xảy ra như dự đoán ban đầu. Tin vui của châu Âu đó là sự nổi lên của nhà cải cách Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron, đã gạt sang bên hệ thống đảng chính trị mục nát, đưa ông Macron bước vào Điện Elysée.
Trong khi đó, điều được cho là không vui của châu Âu đó là phe ủng hộ Catalonia độc lập tuyên bố chiến thắng bầu cử nghị viện, hơn 1 tháng sau khi vùng này bị tước quyền tự trị. Sự kiện được xem như đòn đau giáng vào chính quyền Madrid (Tây Ban Nha).
Tại thời điểm đầu năm 2018, chưa thể chỉ ra ngay được chủ đề chính tại châu Âu năm nay là gì. Một số những người vốn tin rằng châu Âu thực sự đã sang bước ngoặt từ năm 2017 thì muốn rằng năm nay các nước trong EU cần có những quyết định hướng tới xây dựng một liên minh gắn kết chặt chẽ hơn nữa. Họ cho rằng xuất phát từ quan điểm địa chính trị, châu Âu cần có những những bước tiến mang tính quyết định cần thiết trong năm 2018.
Ngay cả trước thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra chính sách đối ngoại thì tương lai của mối quan hệ Mỹ- châu Âu đã trở nên không thể đoán định. Do vậy, hội nhập là cần thiết để củng cố EU và nhằm đối trọng với những thế lực mạnh trên thế giới.
Tất cả những tham vọng này đều được hun đúc trong ý chí của Tổng thống Macron, người từng lên tiếng kêu gọi sự cần thiết để châu Âu trở thành "câu chuyện tự kể vĩ đại" và "một hình thái của chủ nghĩa anh hùng chính trị".
Những lời kêu gọi của ông Macron dễ bị cho là câu chuyện mang tính gẫu phiếm, nhưng trong thời đại của ông Trump và Brexit (việc Anh rời khỏi EU), những lời kêu gọi này đáng được chú ý một cách nghiêm túc.
Không gì minh họa một cách rõ ràng và nghiêm túc hơn bằng việc tháng 11/2017, sáng kiến an ninh và quốc phòng được biết dưới tên gọi thỏa thuận Hợp tác cấu trúc thường trực quốc phòng (PESCO) đặt mục tiêu thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong EU và phát triển hệ thống vũ khí đã được 25 nước EU ký thông qua.
Có căn cứ để kỳ vọng trong năm 2018 sẽ nhìn thấy được những tiến bộ trên lĩnh vực kinh tế và tài chính. 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã thảo luận để hoàn tất liên minh ngân hàng của EU và định hình lại cơ chế bình ổn châu Âu thành Quỹ tiền tệ châu Âu.
Hiện nay, vấn đề đặt ra là liệu Đức và Pháp và các nước khác có nhất trí với nhau về các chi tiết cụ thể của Quỹ tiền tệ châu Âu hay không. Nhưng tất cả các mục tiêu đều là điều EU mong đợi và có thể đạt được. Ngoài ra, EU cần đảm bảo họ sẽ không được sao nhãng nhiệm vụ tự thân của mình đó là tạo ra các thị trường vốn trong liên minh.
Các nhà hoạch định chính sách cần thực tế hơn khi đưa ra tầm nhìn về một EU hiệu quả và đoàn kết hơn. Năm 2018 sẽ không có cuộc tổng tuyển cử nào có thể gây ra những kịch tính như các cuộc tổng tuyển cử tại Pháp, Đức năm 2017.
Nhưng các cuộc tổng tuyển cử của Italy, Hungary và Thụy Điển dự kiến được tổ chức trong thời gian từ tháng 3-9/2018 có thể cho thấy sự nổi lên mạnh mẽ của những người theo trường phái dân tộc bảo thủ, những nhà dân túy chống nhập cư và các thế lực đi ngược lại những quy chuẩn mà EU vẫn lấy làm tôn chỉ mục đích cho sự phát triển của mình.
Khắp châu Âu, những thế lực này sẽ liên kết với nhau để gây áp lực cho cuộc bầu cử quốc hội châu Âu vào năm 2019.
Con đường đi tới sự đoàn kết thống nhất của EU sẽ gặp một số cản trở. Các nước Bắc và Nam Âu có những quan điểm khác nhau về hội nhập EU. Đáng lo ngại là ngày các có những bất đồng gay gắt giữa các nước Tây và Đông Âu đối với vấn đề dân chủ, quy định luật lệ, và vấn đề nhập cư.
Với việc nước Anh đang trên đường rời khỏi EU, những tranh luận này đang nổi lên như một rào cản to lớn, một thách thức cần vượt qua để các nước trong EU có thể xây dựng một liên minh gần gũi, đoàn kết và thống nhất hơn trong năm 2018./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngày mai Thủ tướng Theresa May sẽ công bố thay đổi trong nội các
08:17' - 07/01/2018
Báo Sunday Times của Anh vừa đưa tin Thủ tướng Theresa May sẽ công bố một số sự thay đổi trong nội các vào ngày 8/1 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Điểm nổi bật trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới năm 2018 (Phần 2)
07:03' - 07/01/2018
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), nền kinh tế thế giới trong năm 2018 và 2019 sẽ tăng trưởng khoảng 4% mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Điểm nổi bật trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới năm 2018 (Phần 1)
05:30' - 07/01/2018
Viện nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) công bố báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới vẫn nằm trong "vùng an toàn".
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2017 do TTXVN bình chọn
15:23' - 24/12/2017
BNEWS xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2017 do Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động kinh tế đối với Tây Ban Nha và Eurozone do vấn đề Catalunya
06:04' - 07/11/2017
Việc Catalunya tuyên bố độc lập liệu có làm suy yếu Tây Ban Nha và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có tránh khỏi bị tổn thương hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Ngăn chặn khủng bố ở châu Âu: Tăng cường an ninh liệu có đủ?
20:05' - 20/08/2017
Giới chuyên gia nhận định việc tăng cường an ninh và triển khai thêm lực lượng thực thi pháp luật trên đường phố không còn là phương thức hiệu quả để bảo vệ người dân trước mối đe dọa khủng bố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.