Tác động kinh tế đối với Tây Ban Nha và Eurozone do vấn đề Catalunya
Liên quan đến vấn đề này, tờ "Le Soir" của Bỉ có bài phân tích cho hay ngay sau khi cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập diễn ra ngày 1/10, gần 1.700 doanh nghiệp đã quyết định chuyển trụ sở của họ khỏi vùng Catalunya.
Đây cũng là trường hợp của hai ngân hàng CaixaBank và Banco Sabadell, công ty khí đốt Gas Natural, "người khổng lồ" bất động sản Colonial hoặc nhà quản lý đường cao tốc Abertis.
Công ty đánh giá tín nhiệm Fitch cho biết đã đặt chỉ số tín dụng tài chính của Catalunya dưới sự giám sát đặc biệt và nhiều khả năng là chỉ số này sẽ bị đánh tụt xuống so với trước đây. Fitch cho biết có cơ sở chắc chắn để khẳng định động thái tuyên bố độc lập của vùng Catalunya sẽ gây ra một thảm họa về kinh tế cho người dân nơi đây.
Giám đốc nghiên cứu về kinh tế của Trường quản lý IESEG tại thành phố Lille (Pháp), Eric Dor đánh giá Catalunya sở hữu một nền sản xuất với nhiều tiềm năng tăng trưởng hơn so với phần còn lại của đất nước Tây Ban Nha.Đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao tại đây chiếm tỷ lệ 17,4%, so với mức 13,2% tính trên toàn "xứ sở Bò tót". Ngành công nghiệp chế biến cũng là lĩnh vực hàng đầu của vùng Catalunya cả trên tiêu chí về doanh thu và số lượng việc làm.
Vùng đất này cũng chiếm khoảng một nửa sản lượng hóa chất của toàn Tây Ban Nha và đứng thứ hai trong lĩnh vực sản xuất ô tô, chỉ xếp sau vùng tự trị Castile và Leon. Nissan và Volkswagen là hai "ông lớn" đặt các nhà máy sản xuất của mình tại đây.Vùng Catalunya, có thủ phủ là Barcelona với các bãi biển nổi tiếng Costa Brava, còn là điểm thu hút khách du lịch số một của Tây Ban Nha. Tỷ lệ thất nghiệp tại đây là 13,7%, thấp hơn hẳn so với mức trung bình toàn đất nước là 17,2%.Bên cạnh các điểm mạnh kinh tế, Catalunya đang phải gánh khoản nợ công chiếm tới 35% GDP của mình, còn phải chịu thêm một phần của nợ công tại Tây Ban Nha.Vấn đề sẽ ngày càng trầm trọng thêm, ngay cả khi việc giành độc lập có đem đến hệ quả tích cực cho ngân sách của Catalunya, bởi vùng đất này đóng góp tài chính cho nhà nước Tây Ban Nha nhiều hơn so với những gì nó nhận được, với mức là 10 tỷ euro theo con số của Madrid; hay 16 tỷ euro theo những người ly khai.Chủ tịch tổ chức giới chủ Tây Ban Nha Juan Rosell thừa nhận rằng xu hướng ngày càng xấu và chắc chắn sẽ có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối với nền kinh tế và xã hội Catalunya. Giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư đặc biệt lo ngại tuyên bố độc lập sẽ kéo theo việc vùng Catalunya sẽ phải rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), khu vực Eurozone và thị trường chung châu Âu.Ngoài những lo lắng này, sức khỏe tài chính của vùng tự trị cũng bị ảnh hưởng nặng nề một khi "cắt đứt" với Tây Ban Nha. Catalunya chắc chắn sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu. Nếu Catalunya tuân theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì hàng hóa của họ xuất khẩu sang EU và cả Tây Ban Nha đều sẽ phải chịu thuế ở mức trung bình là 5% và với các sản phẩm ô tô là 10%.
Điều này sẽ gây những tác động rất tiêu cực đối với nền kinh tế, cũng như đối với cán cân thương mại của Catalunya, nhất là khi vùng đất này hiện đang có tỉ lệ xuất siêu cao. Việc đưa ra nhận định tình hình sẽ đi về đâu là thực sự khó vào thời điểm này.Theo ông Eric Dor, việc duy trì một mức thặng dư thương mại với bên ngoài là điều rất quan trọng, ít nhất trong những thời gian đầu để đảm bảo sự ổn định tài chính cho Catalunya. Thực tế, phần thặng dư của Catalunya do thị trường Eurozone mang lại sẽ bị tổn hại nặng nề. Nếu độc lập, Catalonia sẽ có sự lựa chọn là phát hành tiền tệ riêng hoặc tiếp tục sử dụng đồng euro, nhưng không là thành viên của liên minh tiền tệ. Trong cả hai trường hợp, việc duy trì thặng dư với bên ngoài sẽ là tối cần thiết để đảm bảo niềm tin cho loại tiền tệ mới, hoặc đảm bảo đầu vào thường xuyên của đồng euro trong vùng Catalunya.Về phần mình, Tây Ban Nha cũng sẽ phải chịu nhiều tổn hại sau khi vùng Cataluny bị chia cắt. Với 16% dân số so với cả nước, vùng Catalunya đóng góp tới 20% GDP hàng năm của Tây Ban Nha. Vùng này cũng chiếm đến 1/4 hàng xuất khẩu của "xứ sở Bò tót".Chuyên gia phân tích của Moody's Sarah Carlson giải thích sự độc lập của vùng Catalunya cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến tình hình tín dụng của Tây Ban Nha, nhất là vì quy mô kinh tế của vùng này đối với nền kinh tế cả nước. Việc chia cắt sẽ làm suy yếu nền kinh tế đất nước và chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng chi phí tài chính của Nhà nước Tây Ban Nha.Chuyên gia kinh tế của ngân hàng ING, ông Philippe Ledent nhắc lại rằng Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ 4 của Eurozone. Cú sốc mà nước này phải chịu đựng là sự suy giảm đà tăng trưởng cùng với khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường tài chính cũng sẽ gây tác động dây chuyền lên cả khu vực Eurozone và Eurozone có thể một lần nữa lại lâm vào tình trạng khủng hoảng. Ông Philippe Ledent cho rằng tình huống này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho Catalunya, Tây Ban Nha và cả Khu vực sử dụng đồng euro, do đó giải pháp đối thoại là rất cần thiết để tránh mọi thiệt hại.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đình chỉ tuyên bố độc lập của Catalunya
20:21' - 31/10/2017
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha ngày 31/10 đã đình chỉ tuyên bố độc lập được nghị viện vùng Catalunya đưa ra ngày 28/10 vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tuần hành lớn phản đối Catalunya đơn phương tuyên bố độc lập
20:00' - 29/10/2017
Rất nhiều người đã đến từ những vùng tự trị khác của Tây Ban Nha như Galicia để thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Chính phủ Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
Tây Ban Nha: Hơn 1.500 doanh nghiệp rời Catalunya
11:06' - 26/10/2017
Truyền thông địa phương đưa tin, 1.501 doanh nghiệp đã rời khỏi khu vực Catalunya của Tây Ban Nha do lo sợ chính quyền Catalunya đơn phương tuyên bố độc lập một cách bất hợp pháp.
-
Ngân hàng
Vì sao chi phí đi vay tại Tây Ban Nha tăng đột biến?
18:39' - 05/10/2017
Theo số liệu của hãng tin Reuters, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha đã tăng lên 1,8%, mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này