Trung Quốc kêu gọi Australia ứng phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại
Bắc Kinh cũng đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) tham gia liên minh thương mại chống Mỹ. Cùng với đó, giới chức Trung Quốc cũng đưa ra lời kêu gọi Canberra tham gia sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chính thức bùng nổ, với “phát súng” đầu tiên được Mỹ khai hỏa vào ngày 6/7 khi nước này đánh thuế 25% trên lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, bên cạnh 16 tỷ USD hàng hoá khác cũng có thể bị đánh thuế bổ sung trong tháng Bảy. Chưa đầy một tuần, Washington lại tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.Ngày 10/7, trong phát biểu tại hội nghị liên quan đến BRI ở Darwin, Australia, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye khẳng định Trung Quốc quyết tâm hợp tác với các nước khác trên toàn thế giới, bao gồm Australia, để duy trì tự do thương mại theo cơ chế đa phương. Năm ngoái, Canberra đã từ chối tham gia BRI và làm phật ý Bắc Kinh. Thư ký Bộ Ngoại giao và Thương mại Frances Adamson giải thích rằng Australia ủng hộ việc có thêm cơ sở hạ tầng trong khu vực song bày tỏ quan ngại về sự minh bạch, nguyên tắc và thỏa thuận quản lý các dự án trong sáng kiến này. Nhiều quan chức quốc phòng của Australia và một số bộ trưởng phản đối mạnh mẽ BRI và tin rằng đây là chiến lược nhằm mở rộng liên kết quân sự của Trung Quốc và buộc các quốc gia nhỏ phải phụ thuộc vào Bắc Kinh thông qua các khoản nợ kếch xù.Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye bác bỏ chỉ trích này đồng thời nói rằng BRI “không gắn với địa chính trị” và sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Sáng kiến này là sự kết hợp của tất cả các quốc gia tham gia, và Trung Quốc không áp đặt thỏa thuận thương mại với các nước khác.Tham vấn rộng rãi có nghĩa là tất cả các nước, lớn hay nhỏ, đều tham gia thảo luận hợp tác một cách công bằng. BRI dựa trên cơ sở luật pháp và Trung Quốc có thể thiết lập một “mạng lưới pháp lý” để giải quyết những bất đồng phát sinh trong các dự án.Ông Cheng cũng nói rằng “BRI không xa Australia và Australia có vai trò khi tham gia vào dự án này”, điều này ngụ ý việc Australia tham gia có thể cải thiện quan hệ với Trung Quốc vốn đang trong thời kỳ băng giá. Theo lời của Đại sứ Cheng, “quan hệ đầu tư và thương mại gần gũi và chặt chẽ cùng với quan hệ giữa nhân dân hai nước sẽ là những điều kiện tốt với cả hai”.Trong khi đó, mặc dù Australia không nằm trong danh sách các nước bị chính quyền Tổng thống Donald Trump áp mức thuế mới lên mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu như châu Âu, song Mỹ đã công bố việc điều tra các sản phẩm xe tải và xe con nhập khẩu có thể dẫn tới mức thuế mới áp dụng cho các nhà sản xuất phụ tùng xe hơi Australia.Giới nghiên cứu Australia kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Tiến sỹ Stephen Kirchner, Giám đốc Chương trình đầu tư và thương mại thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ, Đại học Sydney cho rằng hành động tốt nhất là tiếp tục ủng hộ tự do thương mại, song đây sẽ là thông điệp khó khăn.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hệ lụy khó lường đối với tăng trưởng toàn cầu
17:28' - 23/07/2018
Những căng thẳng thương mại và địa chính trị đang trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với tăng trưởng toàn cầu, và để giải quyết những bất đồng cần phải ưu tiên đối thoại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Mỹ về thao túng tiền tệ
16:55' - 23/07/2018
Ngày 23/7, Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Bắc Kinh đang thao túng đồng Nhân dân tệ (NDT) để tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tìm cách giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
12:57' - 22/07/2018
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang bơm thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính và cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Bảo hộ thương mại là thách thức hàng đầu đối với ngành thời trang Mỹ
12:26' - 22/07/2018
Hơn 60% số lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi nhận định chính sách thương mại bảo hộ của Mỹ nằm trong 5 thách thức hàng đầu đối với ngành thời trang của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.