Việt Nam có nhiều hành động thúc đẩy tăng trưởng xanh
Sáng 12/1, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị Điều phối Tăng trưởng xanh – Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ở Việt Nam (2012-2016).
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, hiện nay, Việt Nam đã có 5 bộ, 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh.
Nhiều địa phương và doanh nghiệp đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và đang triển khai trên các mặt: huy động nguồn lực, tăng cường thể chế chính sách, tăng cường năng lực và đổi mới công nghệ. Quan trọng hơn là nhiều hoạt động cụ thể đã được triển khai và đem lại kết quả đáng khích lệ cũng như bài học quý giá.
Việt Nam đã tham gia Thỏa thuận Paris được thông qua tại COP ngày 21/11/2015 với các cam kết trong đóng góp quốc gia tự quyết định. Theo TS. Phạm Hoàng Mai, các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy thực hiện các cam kết quan trọng này.
Tháng 10/2016, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris và Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam. Những nỗ lực này góp phần cụ thể hóa hành động của Việt Nam hướng tới mục tiêu đề ra tại Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, TS. Hoàng Danh Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho rằng, kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cần được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và sự đồng thuận của các bên liên quan.
Kế hoạch này đưa ra các ưu tiên và cần được lồng ghép vào các quy hoạch tổng thể và thực hiện với sự hỗ trợ kịp thời của các đối tác phát triển. Ở cấp quốc gia, kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh cũng cần được xây dựng và thực hiện dựa trên những lĩnh vực then chốt, kế thừa những nỗ lực sẵn có như các chương trình mục tiêu.
Ông Craig Hart, Phó Giám đốc USAID Việt Nam nhấn mạnh: “Huy động được các nguồn lực quốc tế là rất quan trọng nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét việc nâng cao hiệu quả các cơ chế tài trợ trong nước. Một ví dụ là việc thanh toán cho các dịch vụ môi trường rừng đã mang lại khoản doanh thu cho Việt Nam khoảng 60 triệu USD mỗi năm. Năm ngoái lần đầu tiên gần 20.000 người dân nông thôn đã nhận được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, bên cạnh đó việc bảo vệ rừng được đảm bảo".
Bà Louise Chamberlain, Giám đốc Quốc gia UNDP, đồng chủ tọa hội nghị đã đưa ra một số đề xuất thúc đẩy việc thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam là đề nghị Chính phủ đưa ra chính sách và cam kết dài hạn giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, cải cách giá năng lượng, cơ chế khuyến khích đầu tư, và thay đổi cách thức quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
“Thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư là hết sức cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế theo hướng phát triển xanh”, bà Louise Chamberlain nhấn mạnh./.
>>> Gắn tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương
>>> Gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương
11:08' - 31/10/2016
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là vấn đề lâu dài và đã được quan tâm, nhưng chưa làm được nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
14:47' - 11/10/2016
Chiến lược tăng trưởng xanh là con đường hướng tới thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam với mục tiêu tương tự về giảm phát khí thải CO2 và kế hoạch hành động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.