"Đòn bẩy" giúp phụ nữ thoát nghèo và kinh doanh hiệu quả
"Thực tiễn cho thấy với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem như một “đòn bẩy” hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội".
Nhận định trên được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh đưa ra tại Hội thảo "Tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Việt Nam" vừa diễn ra sáng 25/9, tại Hà Nội.Cũng theo Phó Thống đốc, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.
Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ mức 9,88% năm 2015 xuống còn 6,7% vào năm 2017 đi cùng với sự gia tăng thu nhập mạnh mẽ đối với các hộ gia đình ở mọi mức thu nhập. Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam như hoạt động khá manh mún, sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, các chỉ số bền vững hoạt động và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chưa cao, đặc biệt khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa toàn diện, thống nhất... Hơn nữa, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng tài chính vi mô nói chung và cho phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế này sẽ tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình; trong đó có những người phụ nữ.Phát biểu tại hội thảo, ThS. Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) nhấn mạnh, cho vay vốn không chỉ là cung cấp nguồn vốn cho người nghèo mà còn cần đưa ra định hướng, tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh, "đưa cho người nghèo cần câu, dạy họ câu, câu được cá còn cần dạy họ bán được cá".
Cùng quan điểm trên, ông Trần Thanh Long, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Phân viện Phú Yên (Học viện Ngân hàng) cho biết, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người là 3 nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng có thu nhập thấp. Trong đó, để có được nguồn vốn con người chất lượng thì giáo dục tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Theo ông Long, giáo dục tài chính cá nhân giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay và biết cách tự bảo vệ mình, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính... Tại Việt Nam hiện nay, các chương trình giáo dục tài chính đã được triển khai tuy nhiên ông Long đánh giá, nhiều chương trình chưa hướng đúng đến nhu cầu của đối tượng khách hàng cần vay vốn mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản và giới thiệu sản phẩm của tổ chức, ngân hàng... Từ thực tế trên, ông Trần Thanh Long đề xuất để sử dụng các khoản vay hiệu quả, đối tượng phụ nữ tham gia vay vốn cần được đào tạo về tài chính vi mô trước khi vay. Mặt khác, cần xây dựng một đội ngũ giảng viên nguồn và các tuyến đào tạo phù hợp về tài chính vi mô cũng như những tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay vốn. Hơn nữa, một chiến lược đào tạo giáo dục tài chính cá nhân dài hạn là điều rất cần thiết.Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, bà Phạm Minh Trâm, đại diện Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) cho rằng việc hỗ trợ người nghèo không chỉ dựa vào vốn vay mà còn cần đào tạo, nâng cao năng lực cho người đi vay. Thêm vào đó, sản phẩm cần được thiết kế đúng nhu cầu, đáp ứng khả năng chi trả của các thành viên vay vốn. Đặc biệt, các tổ chức tài chính vi mô phải cân bằng được hiệu quả kinh tế - xã hội và thực hiện tốt nguyên tắc bảo vệ khách hàng.
Hoạt động trên 13 tỉnh thành, phục vụ cho vay khoảng 148.000 phụ nữ; trong đó có 2.000 thành viên dân tộc thiểu số, dư nợ vốn hiện nay của TYM trên 1.300 tỷ, dư nợ tiết kiệm hơn 1.000 tỷ đồng và tỷ lệ hoàn trả gần 100%. TYM đã hỗ trợ trên 120.000 phụ nữ thoát nghèo, 7.000 thành viên trở thành nữ doanh nghiệp.../.>>> Trên 3,5 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn ưu đãi học tập
>>> Mô hình tổ vay vốn giúp hàng nghìn hội viên thoát nghèo, làm giàu
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ninh Binh: Khoản vay nhỏ, lợi ích to
14:37' - 16/09/2018
Từ “chiếc cần câu” 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội, gia đình ông Nguyễn Viết Niêm ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
-
Kinh tế tổng hợp
Khai thác hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân
09:41' - 16/09/2018
Các hộ nông dân ở Vĩnh Phúc đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân vào sản xuất nông nghiệp, cải thiện kinh tế hộ gia đình.
-
Ngân hàng
Mô hình tổ vay vốn giúp hàng nghìn hội viên thoát nghèo, làm giàu
10:12' - 03/09/2018
Mô hình tổ vay vốn cơ sở không chỉ giúp giảm áp lực cho cán bộ tín dụng trong tất cả các khâu quản lý tín dụng mà còn giúp hàng nghìn hộ dân tại địa phương tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao trách nhiệm trả nợ của ngư dân vay vốn đóng tàu 67
11:44' - 13/06/2018
Do áp lực lớn từ nợ quá hạn, nợ xấu, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khả năng quyết định thanh lý tàu, thu hồi vốn vay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Tài chính báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
21:09'
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo về kết quả kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội yêu cầu hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước ngày 30/8
20:03'
Từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông như: lát vỉa hè, làm lan can, trồng cây xanh, thảm cỏ.
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia: Hàng loạt chuyến bay đến Bali bị hủy do núi lửa phun trào
20:02'
Ngày 7/7, hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa đi và đến từ đảo Bali của Indonesia đã bị hủy sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki trên đảo Flores phun trào, tạo cột tro bụi khổng lồ, cao tới 18 km.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 8/7/2025. XSMN thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMN 8/7. KQXSMN 7/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMN thứ Ba. Xổ số miền Nam hôm nay /7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 8/7/2025. XSMT thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 8/7/2025. XSMB thứ Ba ngày 8/7
19:30'
Bnews. XSMB 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 8/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBL 8/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 8/7/2025. XSBL ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSBL 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSBL Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBL ngày 8/7. Kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Bạc Liêu Thứ Ba ngày 8/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSBT 8/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 8/7/2025. XSBT ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSBT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSBT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSBT ngày 8/7. Kết quả xổ số Bến Tre hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Bến Tre Thứ Ba ngày 8/7/2025. XSBTR hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
XSVT 8/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 8/7/2025. XSVT ngày 8/7
19:00'
Bnews. XSVT 8/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 8/7. XSVT Thứ Ba. Trực tiếp KQXSVT ngày 8/7. Kết quả xổ số Vũng Tàu hôm nay ngày 8/7/2025. Kết quả xổ số Vũng Tàu Thứ Ba ngày 8/7/2025.