Mô hình tổ vay vốn giúp hàng nghìn hội viên thoát nghèo, làm giàu
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, những năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Ninh Bình (Agribank Ninh Bình) đã triển khai thực hiện mô hình cho vay qua tổ vay vốn.
Mô hình tổ vay vốn cơ sở không chỉ giúp giảm áp lực cho cán bộ tín dụng trong tất cả các khâu quản lý tín dụng mà còn góp phần giúp hàng nghìn hộ dân tại địa phương tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế.
Giúp hàng nghìn hội viên thoát nghèo, làm giàu Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình với địa bàn đi lại khó khăn, xã xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Với 40 cán bộ nhân viên và 1 phòng giao dịch, trước đây, bình quân 1 cán bộ tín dụng tại chi nhánh Agribank huyện Nho Quan phải quản lý từ 600 đến 700 khách hàng.Từ khi triển khai mô hình tổ vay vốn, Agribank Nho Quan không chỉ rút ngắn thời gian thẩm định dự án, đơn giản thủ tục và đa dạng hóa hình thức cho vay mà còn giúp người dân tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh tế.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, xã Gia Tường, huyện Nho quan chia sẻ, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay qua tổ vay vốn, gia đình anh đã phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Gia đình anh Ngọc đã được tổ vay vốn tại địa phương tư vấn hoàn thiện thủ tục vay 30 triệu đồng từ Agribank huyện Nho Quan để chăn nuôi thỏ, phát triển kinh tế. Với vài chục con thỏ giống ban đầu, giờ đây trang trại của anh Ngọc đã có trên 100 con thỏ, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ông Dương Đức Hạnh, Giám đốc Agribank Nho Quan cho biết, qua công tác kiểm tra, giám sát của Agribank huyện Nho Quan cùng các cấp hội, nhìn chung, đồng vốn được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích. Các cấp hội đã đoàn kết, giúp đỡ hộ gia đình, hội viên trong việc sử dụng vốn nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Theo thống kê của Agribank Nho Quan, đến tháng 6/2018, toàn huyện đã có 221 tổ vay vốn với 4.895 thành viên và tổng dư nợ đạt được là 460.000 triệu đồng. Trong đó, dư nợ do Hội Nông dân quản lý là 58,6 tỷ đồng với 685 thành viên; dư nợ do Hội Phụ nữ quản lý 198,4 tỷ đồng với trên 2.000 thành viên.Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn có nguồn lực để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cánh tay nối dài Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ năm 2015 Chi nhánh Agribank Ninh Bình đã chủ động phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình triển khai hệ thống tổ vay vốn nhằm tạo ra kênh dẫn vốn giúp người dân phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và có cơ hội làm giàu trên quê hương. Chị Lê Thị Minh Thu, nhân viên Agirbank Ninh Bình cho biết, mô hình tổ vay vốn góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình và cá nhân tiếp cận vốn một cách thuận lợi và có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, mô hình cũng góp phần giảm tải công việc cho cán bộ ngân hàng bởi nếu như trước đây một cán bộ ngân hàng phải quản lý việc vay vốn của hàng trăm hộ dân thì nay chỉ quản lý vài chục người là các Tổ trưởng tổ vay vốn. "Bình thường, khi các hộ dân có nhu cầu vay vốn, chúng tôi phải đến trực tiếp rà soát, thẩm định xem mục đích vay vốn và có đủ điều kiện vay hay không. Nay ngân hàng đã có thêm một người thẩm định là các tổ trưởng tổ vay vốn cũng là hội viên Hội Nông dân và Hội Phụ nữ, từ đó đã hạn chế thấp nhất những rủi ro với nguồn vốn cho vay. Việc cho vay thông qua các tổ hội giúp ngân hàng chuyển tải vốn nhanh, tiết kiệm chi phí đi lại của người dân và cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, hội viên còn được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm; từ đó, trình độ nhận thức của các hội viên được nâng lên rõ rệt về các mặt quản lý sản xuất, chi tiêu góp phần cho việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả", chị Thu chia sẻ. Sau 3 năm triển khai, nhờ tiếp cận vốn vay ngân hàng thuận lợi, thủ tục đơn giản, hàng nghìn hội viên tại địa phương đã thoát nghèo và làm giàu. Đến nay, hệ thống tổ vay vốn của Chi nhánh Agribank Ninh Bình đã có trên 1.500 tổ với số thành viên gần 27.800; số dư nợ gần 3.600 tỷ đồng. So với năm 2015, số tổ vay vốn tăng 1.600 tổ, số thành viên tăng 1.160 thành viên và dư nợ tăng 3.100 tỷ đồng. Ông Nguyễn Thừa Vũ, Phó giám đốc Agribank Ninh Bình đánh giá, đến nay, sau gần 3 năm triển khai mô hình, đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tại địa phương. Chất lượng công tác tín dụng cho vay qua tổ vay vốn luôn ổn định và an toàn, tỷ lệ nợ xấu thấp.Mặt khác, thông qua việc cho vay qua tổ vay vốn đã giảm bớt sự đi lại của nhân dân, sự quá tải của cán bộ tín dụng ngân hàng từ khâu thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc hội viên trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, đồng thời tránh được những tiêu cực hoặc tình trạng tín dụng “đen” ở nông thôn.
Thời gian tới, Agribank Ninh Bình tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn; phối hợp các địa phương thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, đầu tư cho vay mô hình chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm sạch theo hướng nông nghiệp đô thị.Đồng thời, nhằm giúp các hội viên phát triển kinh tế, Agribank Ninh Bình kiến nghị với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các cấp hội hỗ trợ kịp thời cho nông dân về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công tác tìm đầu ra sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Đan nan cót thành nghề cho dân Quốc Oai nguồn thu chính
07:31' - 01/09/2018
Dù chỉ là nghề phụ, nhưng đan nan cót xuất khẩu tại huyện Quốc Oai (Hà Nội) đang là nguồn thu nhập chính của nhiều người dân nơi đây vào những khi nông nhàn.
-
Kinh tế tổng hợp
Phát triển hợp tác xã: Khuyến khích tham gia mô hình chuỗi giá trị
12:36' - 25/08/2018
Để có thể phát triển lâu dài và bền vững, các hợp tác xã phải tự tìm đến các chuỗi liên kết theo giá trị. Có như vậy, hợp tác xã mới có thể khẳng định được thế mạnh của mình.
-
Kinh tế tổng hợp
Hỗ trợ hợp tác xã: Nguồn vốn tín dụng ít ỏi
08:29' - 25/08/2018
Nguồn vốn chung của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ít ỏi, khiến cho nhiều hợp tác xã khó tiếp cận.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng ringgit của Malaysia duy trì vị thế cao trong hệ thống thương mại toàn cầu
18:25' - 14/07/2025
Theo báo cáo của Seasia Stats, đơn vị tổng hợp dữ liệu từ Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, đồng ringgit là một trong 20 loại tiền tệ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
-
Ngân hàng
VPBANK và LOTTE C&F đánh dấu cột mốc hợp tác mới, gia tăng trải nghiệm khách hàng
16:38' - 14/07/2025
VPBank và LOTTE C&F đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - LOTTE FLEX.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:21' - 14/07/2025
Ngày 14/7, tại UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra buổi Lễ tiếp nhận kinh phí ủng hộ chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 14/7: Các ngân hàng tăng nhẹ giá USD và NDT
09:02' - 14/07/2025
Vietcombank và BIDV cùng niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng nhẹ 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng 11/7.
-
Ngân hàng
JPMorgan muốn tính phí truy cập dữ liệu khách hàng với các hãng công nghệ tài chính
07:39' - 14/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, ngân hàng hàng đầu nước Mỹ JPMorgan Chase đang có kế hoạch áp dụng phí đối với các hãng công nghệ tài chính (fintech) khi truy cập dữ liệu tài khoản ngân hàng của khách hàng.
-
Ngân hàng
ECB có thể cần hạ lãi suất sâu hơn nếu nền kinh tế “hụt hơi”
09:00' - 12/07/2025
Nếu các rủi ro suy thoái gia tăng và kìm hãm lạm phát, việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ là điều cần thiết.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến cơ cấu hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
19:10' - 11/07/2025
Tính đến cuối năm 2024, cả nước có 1.176 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động tại 57 tỉnh, thành phố, với gần 2 triệu thành viên tham gia. Tổng tài sản hệ thống đạt 191,5 nghìn tỷ đồng.
-
Ngân hàng
OCB bổ nhiệm Giám đốc Tài chính mới
16:29' - 11/07/2025
Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò Giám đốc Tài chính kể từ ngày 15/7/2025.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền giả thấp nhờ thanh toán không dùng tiền mặt
15:47' - 11/07/2025
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết tổng cộng có 48 tờ tiền giả đã được phát hiện tại nước này trong nửa đầu năm 2025, trong bối cảnh xu hướng giao dịch không dùng tiền mặt tiếp tục gia tăng.