"Lộ diện" những nguy cơ tiềm ẩn của kinh tế khi Mỹ tăng lãi suất
Đó là tăng trưởng mạnh mẽ, thất nghiệp ở mức thấp lịch sử và một thị trường chứng khoán đầy khởi sắc.
Nhưng cùng với đó là đà tăng lãi suất khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nỗ lực giữ cho nền kinh tế lớn nhất thế giới không tăng trưởng quá nóng.
Và sau 10 năm bị lãi suất ở mức thấp "cám dỗ", nhiều người vào cảnh nợ nần chồng chất, thì giờ đây lãi suất gia tăng có thể phơi bày những nguy cơ đang tiềm ẩn trong nền kinh tế Mỹ cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới. Không giống như thời kỳ trước năm 2008, lần này các khoản vay có thế chấp được dự đoán sẽ không phải là tác nhân cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.Dù tiếp tục chiếm một phần lớn (68%) trong nợ hộ gia đình và lên đến 9.000 tỷ USD tính đến ngày 30/6, theo Fed chi nhánh New York, các khoản cho vay để mua nhà hiện giờ đang “lành mạnh” hơn rất nhiều. Tỷ lệ các khoản cho vay cho những người mua nhà có điểm tín dụng thấp hiện đang rất nhỏ, và tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 1%, gần với mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Trong khi đó, tỷ lệ các khoản cho vay thế chấp có lãi suất điều chỉnh (ARM) vẫn ở mức rất thấp, chỉ 5-6% so với 35% năm 2005. ARM đã từng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ vỡ nợ trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Thay vào đó, yếu tố gây quan ngại nhiều hơn là các khoản vay cho sinh viên hay vay mua ô tô, thứ nhất là do số người vay có điểm tín dụng thấp gia tăng, và thứ hai là do tổng số nợ thuộc loại này đang “phình to” ra. Tính đến ngày 30/6, các khoản cho vay cho sinh viên lên đến 1.410 tỷ USD và chiếm khoảng 11% nợ xấu, trong khi các khoản vay mua ô tô cũng ở mức cao 1.240 tỷ USD.Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng dù tình hình này đang ngày càng khiến các hộ gia đình lo lắng, nhưng các khoản nợ loại này không thể gây ra những nguy cơ mang tính hệ thống cho lĩnh vực tài chính.
Các doanh nghiệp Mỹ đã tận dụng nhiều năm lãi suất ở mức thấp để phát hành cổ phiếu và tìm kiếm các nhà đầu tư. Việc tìm kiếm lợi nhuận thông qua loại hình đầu tư này đã khiến giới đầu tư nắm giữ tỷ lệ chứng khoán cấp thấp ngày càng tăng.S&P cho biết số nợ doanh nghiệp của Mỹ đến hạn trong ba năm tới vẫn nằm trong khả năng xử lý, nhưng từ năm 2022, 50% số nợ đến hạn sẽ là nợ cấp thấp, dễ chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi trong tâm lý thị trường và các doanh nghiệp này khó để có thể vay tiền trả nợ hơn.
Và cũng như các doanh nghiệp, nợ của chính phủ các nước mới nổi cũng đang gia tăng, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng trong nhiều trường hợp, các nước này đã cải thiện được những nền tảng kinh tế cơ bản hậu khủng hoảng, giúp cho nền kinh tế của họ có thể chịu được một vài sự bất ổn.Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi suất, lãi suất vay bằng đồng USD sẽ tăng lên đối với các nước này, cùng lúc đó đồng USD cũng tăng giá do giới đầu tư rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi để mua USD.
Và nếu một điều gì đó "tình cờ" khiến giới đầu tư hoang mang và khiến họ né tránh rủi ro hơn, như một cuộc chiến thương mại chẳng hạn, thì điều này có thể làm gia tăng sự thoái vốn, và đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi đứng trước nhiều nguy cơ.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ sẽ sớm cảm nhận tác động của cuộc chiến thương mại? (Phần 2)
06:30' - 01/09/2018
Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định tiến trình tăng lãi suất của cơ quan này là giải pháp tốt nhất để bảo vệ đà phục hồi kinh tế Mỹ, đảm bảo tăng trưởng việc làm cũng như kiểm soát được lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ sẽ sớm cảm nhận tác động của cuộc chiến thương mại? (Phần 1)
05:30' - 01/09/2018
Các chuyên gia kinh tế khuyến cáo rằng cuộc chiến thương mại của Mỹ với các nước sẽ bắt đầu tác động tới kinh tế nước này trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01'
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.