10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2020
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ Hà Hồng cho biết, đây là lần thứ 15 các nhà báo viết về lĩnh vực này (gồm hơn 60 phóng viên của gần 25 cơ quan thông tấn, báo chí bình chọn 10 sự kiện nổi bật về khoa học và công nghệ.
Các sự kiện này còn nhận được sự thẩm định, đánh giá của các nhà quản lý, nhà khoa học uy tín. 10 sự kiện này được Bộ Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận.
Các sự kiện được bình chọn thuộc về cơ chế chính sách, khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, hợp tác quốc tế và tôn vinh các nhà khoa học. Theo đó, sự kiện nổi bật nhất là việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu với một số chỉ số cơ bản. Sự kiện thứ hai là những nghiên cứu thành công về SARS-CoV-2, trong đó có việc nuôi cấy, phân lập thành công SARS-CoV-2 trong phòng thí nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế); chế tạo bộ kít chẩn đoán SARS–CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam do Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp thực hiện.Thành công này tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2. Bộ kít chuẩn đoán SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp số đăng ký, Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn châu Âu và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, Tổ chức Y tế thế giới cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm cho phép lưu hành toàn cầu.
Sự kiện thứ ba là việc xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quan (Trung tâm Tin học và Tính toán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chủ trì, có khả năng triển khai mạng lưới internet vạn vật rộng khắp với giá thành rẻ, phục vụ các mục tiêu cứu hộ cứu nạn trên biển và núi rừng, giám sát hành trình tàu cá xa bờ, thu thập thông tin lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng, dẫn đường thông tin liên lạc cho các tàu đánh cá mà không cần các thiết bị truyền dẫn thông qua vệ tinh đắt tiền và đòi hỏi năng lượng lớn.
Sự kiện thứ tư là việc bàn giao bản thảo bộ Quốc sử Việt Nam. Đây là một trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đầu tiên được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, là công trình chung của gần 300 nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trên cả nước. Sự kiện thứ năm là việc Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất. Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này và là đơn vị duy nhất trên thế giới vừa là nhà khai thác viễn thông vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng. Sự kiện thứ sáu là việc ứng dụng Bluezone được triển khai rộng rãi, đảm bảo bảo mật, ẩn danh và minh bạch. Ứng dụng Bluezone ra mắt là sự tập hợp trí tuệ từ nhiều nhóm phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm: Memozone, VNPT, MobiFone và Bkav. Trong đó Bkav là đơn vị chủ trì vận hành hệ thống. Đến giữa tháng 11/2020 có hơn 23 triệu người Việt Nam cài đặt và sử dụng Bluezone. Sự kiện thứ bảy là việc hoàn thành kè bảo vệ hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ bê tông cốt phi kim thành mỏng, khối rỗng liên kết module của tác giả Hoàng Đức Thảo, Tổng Giám đốc Công ty Busadco.Sự kiện thứ tám là việc lần đầu tiên các nhà vật lý Việt Nam trở thành đồng tác giả của một công trình mang tính chất đột phá được công bố trên Nature - tạp chí có chất lượng học thuật hàng đầu thế giới. Đó là thí nghiệm quốc tế T2K với bài báo khoa học “Ràng buộc tham số pha vi phạm đối xứng vật chất - phản vật chất trong dao động neutrino”, với sự hợp tác của khoảng 600 nhà vật lý và kỹ sư từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó ngoài nước chủ nhà Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất tham gia. Đại diện là nhóm nghiên cứu Neutrino của Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục liên ngành Quy Nhơn.
Sự kiện thứ chín là ca phẫu thuật tách rời thành công cặp song sinh dính liền vùng chậu cực kỳ hiếm gặp trên thế giới do gần 100 bác sỹ, nhân viên y tế từ các bệnh viện hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Ca phẫu thuật đã thể hiện trình độ chuyên môn cao của các bác sỹ và sự tiến bộ vượt bậc của nền y học Việt Nam. Sự kiện thứ mười là việc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Mạnh (Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) được trao Giải thưởng Sáng tạo châu Á 2020 của Quỹ Toàn cầu Hitachi.Nhà khoa học Việt Nam được đánh giá cao nhờ các công trình nghiên cứu phát triển ứng dụng khí sinh học tiên tiến để tận dụng bùn thải từ các nhà máy bia, mía đường để sản xuất điện và phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ môi trường bền vững ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ./.
>>10 sự kiện nổi bật của ngành tài chính năm 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2020 do hãng tin Kyodo bình chọn
18:07' - 23/12/2020
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã được bình chọn là sự kiện quốc tế được quan tâm nhất trong năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2020
15:48' - 23/12/2020
BNEWS trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2020, do Ban biên tập tin Kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2020
14:42' - 23/12/2020
BNEWS trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2020, do Ban biên tập Tin kinh tế - Thông tấn xã Việt Nam bình chọn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Đột phá trong công nghệ biến CO₂ thành đường ăn
20:10' - 14/07/2025
Phát triển công nghệ sản xuất đường “không cần cây trồng” được coi là hướng đi chiến lược.
-
Công nghệ
Quản lý sử dụng tài nguyên đất đai bền vững trong kỷ nguyên số
07:30' - 14/07/2025
Việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, minh bạch, bền vững là yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh lương thực, cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.
-
Công nghệ
SpaceX chi 2 tỷ USD đầu tư vào xAI của tỷ phú Elon Musk
16:43' - 13/07/2025
Khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch huy động vốn cổ phần trị giá 5 tỷ USD của xAI, do ngân hàng Morgan Stanley công bố hồi tháng 6/2025.
-
Công nghệ
Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai
13:30' - 13/07/2025
Hiện nay, với nhu cầu phát triển của công nghệ và yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ thị trường châu Âu, bản đồ số trở thành công cụ đắc lực.
-
Công nghệ
Hải Phòng: Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách
07:30' - 13/07/2025
Cuối tháng 6/2025, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã ra mắt Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh”. Tour được tổ chức vào thứ Tư, thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30' - 12/07/2025
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30' - 12/07/2025
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.