11 Hiệp hội ngành hàng kiến nghị xem xét kỹ dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Ngày 12/10, các Hiệp hội ngành hàng gồm: Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)... đã gửi chung kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về 6 nội dung bất cập trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường gấp rút hoàn thiện trình Chính phủ.
Theo cộng đồng doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dự thảo ngày 5/10/2021 là phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, mặc dù Dự thảo lần này đã có nhiều sửa đổi so với Dự thảo trước đó, nhưng sau khi các doanh nghiệp và chuyên gia của các Hiệp hội nghiên cứu kỹ thì thấy vẫn còn khá nhiều nội dung không phù hợp với Luật Môi trường hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp, phát sinh thủ tục hành chính và “cần làm rõ cơ sở pháp lý” ở một số nội dung như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu. Các Hiệp hội đã cam kết việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để không chỉ hội nhập tốt hơn, môi trường sống tốt hơn, mà còn vì điều kiện sinh tồn cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng cũng đặc biệt quan tâm và đã có nhiều góp ý trực tiếp đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo trong suốt thời gian qua. Qua buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021, báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021, bản dự thảo sửa đổi sau thẩm định (5/10/2021) các Hiệp hội đã khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kỹ nội dung dự thảo Nghị định này trước khi ký ban hành.Cụ thể, các Hiệp hội cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm, do thủ tục cấp giấy phép môi trường trong Dự thảo rất phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, không rõ ràng, rất dễ tạo cơ chế xin - cho ảnh hưởng đến môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam; thậm chí còn không đạt được mục đích bảo vệ môi trường tốt hơn và chỉ dựa vào tiền kiểm, nên không có nhiều hiệu quả quản lý.
Đồng thời, các Hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, như quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng với cả doanh nghiệp đã hoạt động trước đây, nếu có dân đến ở gần thì doanh nghiệp phải di dời nhưng chi phí di dời do ai trả thì không đề cập; quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (Điều 100); quy định “bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy” sẽ dẫn đến hàng loạt nhà máy phải đóng cửa từ ngày 1/1/2026 vì không có bao bì để đóng gói, vật liệu để sản xuất và nhiều quy định bất hợp lý khác.
Các Hiệp hội ngành hàng cũng kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ việc thành lập Văn phòng EPR (giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng) và Hội đồng EPR do không có đề cập hay quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, không có cơ sở pháp lý; làm tăng biên chế bất hợp lý; quy chế hoạt động có nhiều điểm trái với các Luật hiện hành. Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp ngày 6/10/2021 cũng nêu rất rõ quan ngại về Văn phòng EPR và Hội đồng EPR do những điểm nêu trên. Bên cạnh đó, cần bổ sung khung pháp lý rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải; điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Các Hiệp hội cũng đề nghị bỏ yêu cầu nhà sản xuất, nhập khẩu phải thu gom và tái chế đạt một tỉ lệ nhất định hay đóng góp tái chế cho sản phẩm/bao bì tự phân hủy sinh học (bởi chúng không có hại với môi trường) hoặc sản phẩm/bao bì có giá trị thương mại khi hết thời gian sử dụng như thiết bị kim loại, ô tô, xe máy cũ (bởi không tự thu gom được) do người sở hữu thường bán chứ không thải bỏ. Cuối cùng, các Hiệp hội ngành hàng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho lùi lộ trình thực hiện đóng góp tái chế đến tháng 1/2025 để các doanh nghiệp có thời gian xây dựng công nghiệp tái chế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc áp dụng được khả thi, đồng thời giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi sau đại dịch COVID-19./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều thủ tục doanh nghiệp khó thực hiện theo dự thảo quy định mới về bảo vệ môi trường
10:46' - 23/09/2021
Về tổng thể, bản dự thảo có nhiều nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp; thủ tục hành chính còn nhiều và chưa áp dụng được công nghệ số trong quá trình cấp phép, quản lý cần được tiếp tục hoàn thiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả