25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Đóng góp tích cực cho hội nhập và xây dựng cộng đồng
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thư ký Lim Jock Hoi nhấn mạnh thành công kinh tế, sự ổn định chính trị và sự lãnh đạo có tầm nhìn, cùng “năng lượng mạnh mẽ” của người dân Việt Nam là những “tài sản” cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Theo Tổng thư ký ASEAN, trong thời gian nắm giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 1998, 2010 và 2020, Việt Nam đã thể hiện khả năng lãnh đạo quyết đoán trong việc điều hành khu vực nhằm thực hiện các ưu tiên quan trọng.
Ví dụ, Việt Nam đang đánh giá giữa kỳ (MTR) về việc triển khai Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá tiến độ và thách thức, đồng thời giải quyết các khoảng trống trong việc triển khai ba trụ cột của Cộng đồng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – thỏa thuận thương mại lớn nhất toàn cầu do ASEAN dẫn dắt và quy tụ tất cả các nền kinh tế chủ chốt của châu Á.
Đặc biêt, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho rằng Việt Nam đã góp phần nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của ASEAN trong 25 năm qua.
Ví dụ, khi bắt đầu đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) với tư cách là thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đã đặt ra các ưu tiên vào các vấn đề có ý nghĩa, trong đó Hà Nội có thể đóng vai trò quan trọng, như biến đổi khí hậu, sự phối hợp giữa LHQ và ASEAN…
Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã chủ động vươn ra thị trường toàn cầu qua việc ký kết nhiều hiệp định thương mại cả song phương lẫn đa phương, trong đó mới đây nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định bảo hộ đầu tư và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU).
Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn và kiểm toán PwC, Việt Nam sẽ vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 tính theo ngang giá sức mua (PPP).
Theo ông Lim Joc Hoi, không có nghi ngờ gì khi nhận định rằng Việt Nam đã hội nhập thành công với đại gia đình ASEAN kể từ khi gia nhập tổ chức này.
Với vị trí địa lý của mình, Việt Nam cũng đang đóng vai trò quan trọng, đi đầu trong việc tăng cường sự kết nối giữa Đông Nam Á lục địa và phần còn lại của khu vực, đặc biệt là trong các vấn đề mới nổi toàn cầu như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, ô nhiễm rác thải trên biển, nông nghiệp, và môi trường bền vững, nhất là dọc theo tiểu vùng sông Mekong.
Về vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, ông Lim Jock Hoi cho rằng năm 2020 là năm quan trọng đối với ASEAN. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã ảnh hưởng đến một số sự kiện và sáng kiến; song ASEAN vẫn tập trung thực hiện các dấu mốc quan trọng, thể hiện cam kết của khu vực trong tiến trình hội nhập, trong đó có MTR và RCEP.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay nằm ở việc tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm vượt qua đại dịch COVID-19 một cách nhanh chóng, cởi mở và gắn kết.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thực hiện rất tốt vai trò của mình qua việc khởi xướng các biện pháp thiết thực nhằm giải quyết vấn đề này, đặc biệt là trong việc ứng phó với các tác động kinh tế và xã hội của dịch bệnh.
Thông qua sự phối hợp chặt chẽ với Thái Lan, Việt Nam đã dẫn dắt việc thành lập Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19. ASEAN cũng sẽ thiết lập Kho dự trữ vật tư y tế của khu vực và Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
Các ưu tiên khác bao gồm lập nền tảng để chuẩn bị cho ASEAN thích nghi và phát triển trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0, trong đó có khắc phục khoảng cách số, và hướng tới một nền kinh tế và xã hội bền vững hơn, toàn diện hơn và thích ứng hơn.
Đánh giá về vai trò, vị thế, cũng như các thành tựu, giá trị và bản sắc của ASEAN, Tổng thư ký ASEAN cho rằng nhìn tổng thể, ASEAN đã làm rất tốt trong hành trình 53 năm hội nhập của mình.
Các cơ chế hợp tác khác nhau giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài đã tiếp tục được triển khai trong các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội trong tiến trình xây dựng Cộng đồng.
Kể từ khi thành lập vào năm 1967, ASEAN đã thiết lập và duy trì thành công hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực, qua đó cho phép từng quốc gia thành viên phát triển kinh tế quốc gia, thịnh vượng và hội nhập trong khu vực và vào nền kinh tế toàn cầu.
Sự hội nhập thị trường sâu rộng hơn đã giúp ASEAN xây dựng và tạo ra một môi trường thân thiện với các nhà đầu tư.
Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu đồng thời là điểm đến đầu tư quốc tế hấp dẫn đứng thứ 3 và là khu vực mậu dịch lớn thứ 4 thế giới.
Với việc trở nên cạnh tranh hơn về kinh tế, ASEAN mang lại các cơ hội việc làm tốt hơn cho 680 triệu dân trong khu vực, qua đó nâng cao mức sống và xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong khu vực, đồng thời mở rộng tầng lớp trung lưu, với các gia đình có thu nhập tốt hơn và các thanh niên được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn.
Điều này cũng thúc đẩy giao lưu nhân dân trong khu vực như du lịch, trao đổi sinh viên, thanh niên tình nguyện và thực tập sinh.
Những bước tiến triển này đã tạo ra môi trường thuận lợi nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng bản sắc sâu rộng hơn trong bối cảnh tổ chức khu vực này đang quảng bá về “ASEAN: Một Cộng đồng Cơ hội cho Mọi người”.
Đánh giá vị thế tương lai của ASEAN, Tổng thư ký Lim Jock Hoi khẳng định sự trỗi dậy của châu Á thực sự là thời kỳ thú vị và ASEAN có vị trí tốt để thể hiện các triển vọng của “Thế kỷ châu Á”.
Một ASEAN gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế và trách nhiệm xã hội cao sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng hướng tới một cộng đồng toàn cầu năng động, toàn diện và cởi mở - nơi mọi người cùng chia sẻ sự thịnh vượng, tinh thần trách nhiệm vì hòa bình và an ninh.
Theo đó, ASEAN sẽ duy trì và cố gắng trở thành một bên tham gia có trách nhiệm, cởi mở, dựa trên các nguyên tắc và kết nối thế giới, tham gia tích cực vào các chuỗi giá trị toàn cầu và kết nối chuỗi cung ứng.
ASEAN cũng sẽ tiếp tục tăng cường các cơ chế hợp tác và các nguồn lực nhằm giải quyết các thách thức trong tương lai một cách nhanh chóng và kiên cường. Để làm được điều đó, ASEAN sẽ sẵn sàng nắm bắt các cơ hội trong môi trường khu vực và toàn cầu đang tiến triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Việt Nam-ASEAN khẳng định vị thế hợp tác khu vực và thế giới
07:57' - 27/07/2020
Năm 2020 là một năm ý nghĩa đối với Việt Nam trong quá trình hợp tác ASEAN khi vừa là Chủ tịch luân phiên lần thứ ba, vừa kỷ niệm 25 năm gia nhập ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Đại sứ Indonesia tại ASEAN đề cao khả năng lãnh đạo của Việt Nam
10:31' - 26/07/2020
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN đương nhiệm, Việt Nam đã thể hiện năng lực và khả năng lãnh đạo, chèo lái ASEAN trong thời điểm thách thức chưa từng thấy.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Chuyên gia Nga nêu bật những đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN
08:53' - 26/07/2020
Nhờ có Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam, Liên minh Kinh tế Á - Âu đã mở rộng đôi cánh của mình đến khu vực Đông Nam Á.
-
DN cần biết
25 năm hợp tác thương mại Việt Nam - ASEAN
08:00' - 26/07/2020
Sau 25 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng lên nhanh chóng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Iran tin tưởng vào khả năng đạt được thỏa thuận hạt nhân với Mỹ
08:48'
Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi ngày 18/4 cho biết Tehran tin tưởng vào khả năng đạt được thỏa thuận với Mỹ về chương trình hạt nhân nếu Washington “không đưa ra những yêu cầu phi thực tế”.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo về “cái giá” của chủ nghĩa bảo hộ thương mại
16:22' - 18/04/2025
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo chính sách bảo hộ đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế nhỏ hơn và các thị trường mới nổi, làm tăng giá cả trên toàn thế giới, làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
IAEA muốn đóng vai trò cầu nối trong đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
07:00' - 18/04/2025
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho rằng cơ quan này nên đóng vai trò cầu nối trong tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Iran và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone
21:05' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất chỉ đạo nhằm hỗ trợ nền kinh tế khu vực Eurozone đang gặp khó khăn và chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cát Bà thuận lợi để phát triển đảo du lịch xanh
19:20' - 17/04/2025
Đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh vừa đáp ứng yêu cầu thời đại, vừa khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về Net Zero. Điều này sẽ góp phần đưa Cát Bà thành tọa độ du lịch tầm cỡ quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ cháy rừng cao, các địa phương không chủ quan với "giặc lửa"
17:44' - 17/04/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150 ha rừng, tăng trên 2 lần về số vụ, diện tích rừng bị thiệt hại gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Anh cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công dữ liệu DNA
09:37' - 17/04/2025
Những mối đe dọa này vượt xa phạm vi rò rỉ dữ liệu thông thường, gây rủi ro cho quyền riêng tư cá nhân, tính toàn vẹn khoa học và an ninh quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD quan ngại khi các nước cắt giảm viện trợ nước ngoài
07:50' - 17/04/2025
OECD bày tỏ lo ngại về triển vọng viện trợ nước ngoài, khi công bố số liệu cho thấy viện trợ phát triển trên toàn thế giới vào năm 2024 giảm lần đầu tiên trong 6 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
14:24' - 16/04/2025
Các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới.