25 thành phố lớn trên thế giới cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0
Đồng thời thúc đẩy những giải pháp giúp những khu vực này tăng cường khả năng ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như những hệ lụy khác do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
Trong một cuộc họp gồm các nhà lãnh đạo địa phương và khu vực bên lề Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 23 về biến đổi khí hậu (COP23) đang diễn ra tại thành phố Bonn (Bon) của Đức, thị trưởng 25 thành phố đại diện cho 150 triệu dân đã cam kết thực hiện các kế hoạch hành động về khí hậu đầy tham vọng vào năm 2020, vốn được phát triển với sự hỗ trợ từ mạng lưới các thành phố lớn trên thế giới (C40).
Cụ thể, các kế hoạch này sẽ giúp các thành phố lớn trên thế giới giảm mạnh lượng khí thải carbon trong thập kỷ tới, hướng đến việc không còn phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính này vào năm 2050.
Các kế hoạch này cũng vạch ra cách thức để mỗi thành phố có thể thích nghi và nâng cao khả năng chống đỡ trước các cuộc khủng hoảng liên quan đến khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Những thành phố trên, trải khắp toàn cầu từ Accra (Ghana) đến London (Anh) và Rio de Janeiro (Brazil), cũng sẽ tuyên truyền cho người dân những lợi ích to lớn về kinh tế, môi trường và xã hội khi hưởng ứng và thúc đẩy kế hoạch hành động khí hậu này.
Ngoài ra, mạng lưới C40, kết nối hơn 90 thành phố lớn nhất thế giới với mục đích hỗ trợ các thành phố trong việc ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu, cũng sẽ hỗ trợ 9 thành phố lớn của châu Phi, bao gồm Cape Town (Nam Phi), Addis Ababa (Ethiopia), Lagos (Nigeria) và Nairobi (Kenya), thực hiện các kế hoạch xanh dài hạn phù hợp với các mục tiêu mà Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hồi năm 2015 đã đặt ra, với sự hậu thuẫn của Chính phủ Đức.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thỏa ước toàn cầu của các thị trưởng thành phố về khí hậu và năng lượng, bà Christiana Figueres, cho biết hầu hết 7.500 thành phố thành viên cũng đã khẳng định cam kết nỗ lực cắt giảm gần 1,3 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm vào năm 2030 - tương đương với lượng khí thải của Nhật Bản hay Brazil.
Liên minh này cũng công bố một tiêu chuẩn toàn cầu mới về việc đo lường và ghi nhận thông tin lượng khí thải từ các thành phố và chính quyền địa phương, dự kiến sẽ được áp dụng từ năm 2018.
Bà Figueres nhấn mạnh việc đẩy mạnh chương trình hành động nhằm cắt giảm lượng khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính sẽ mang lại cuộc sống chất lượng "tốt hơn rất, rất nhiều" tại các thành phố, khi người dân được hưởng bầu không khí trong lành.
Mặc dù vậy, bà Figueres và một số giới chức thành phố cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm kiếm và huy động thêm các nguồn tài trợ cho các thành phố để thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Ông Maros Sefcovic, Phó Chủ tịch phụ trách vấn đề năng lượng của Ủy ban châu Âu, cho rằng tiêu chuẩn đo lường khí thải chung có thể là "một điểm đặc biệt" để các thị trưởng thu hút các nhà đầu tư trong khu vực tư nhân thông qua việc trình bày những tác động tích cực của các dự án ít phát thải carbon.
Trong khi đó, thị trưởng thủ đô Quito của Ecuador Mauricio Rodas Espinel cho biết thành phố này đang hợp tác với các chính quyền địa phương khác trong việc kêu gọi các chính phủ thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các tổ chức tài chính quốc tế tham gia tìm kiếm tài trợ cho chương trình hành động khí hậu tại các thành phố trên khắp thế giới.
Tại bang California của Mỹ, giới chức bang này đã đặt mục tiêu đến năm 2030, 50% năng lượng của bang phải đến từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Thống đốc bang này Jerry Brown hối thúc giới chức địa phương thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng và hệ thống quản lý rác thải để giảm thiểu khí thải carbon, trong khi khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các phương tiện chạy bằng điện, xe đạp hoặc đi bộ./.
Xem thêm:
>>>Lượng khí thải của các loại ô tô hybrid cao gấp nhiều lần quảng cáo
>>>Hơn 700 doanh nghiệp toàn cầu chung tay thúc đẩy định giá khí thải carbon
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Chính quyền Donald Trump sẽ bãi bỏ kế hoạch năng lượng sạch
11:13' - 10/10/2017
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bãi bỏ Kế hoạch năng lượng sạch nhằm hạn chế lượng khí thải nhà kính của người tiền nhiệm Barack Obama.
-
Đời sống
Những đổi thay trong thói quen du lịch “Tuần lễ vàng” của người Trung Quốc
12:23' - 09/10/2017
“Tuần lễ vàng” năm nào cũng có, nhưng lượng du khách năm 2017 tăng 70% so với năm 2013 - con số được xem là thể hiện nhiều thay đổi của người dân Trung Quốc .
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài chính với EU đến năm 2020
19:25' - 07/08/2017
Nước Anh sẽ vẫn phải trả cho EU những khoản thanh toán cho các chương trình dài hạn cho đến ít nhất là năm 2020, kể cả sau khi nước này rời khỏi mái nhà chung vào năm 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới đã dùng hết tài nguyên mà Trái Đất có thể đáp ứng cho cả năm 2017
07:57' - 02/08/2017
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, tính đến ngày 2/8, nhân loại đã sử dụng hết lượng tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo trong 1 năm.
-
Đời sống
Thế giới phải hành động trước năm 2020
15:01' - 29/06/2017
Từ nay tới năm 2020, loài người phải tìm mọi cách hạn chế lượng khí thải carbon, điều chỉnh biểu đồ khí thải theo chiều đi xuống thì mới có thể đạt mục tiêu kìm chế tăng nhiệt ở mức 2 độ C.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.