Thế giới phải hành động trước năm 2020
Mục tiêu kìm chế tăng nhiệt ở mức 2 độ C đã được đặt ra trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015.
Theo phân tích đăng tải trên Tạp chí Khoa học Tự nhiên, trên thực tế, các dự án sử dụng năng lượng sạch thay cho năng lượng hóa thạch (than đá) đang được triển khai khá thành công với sự hậu thuẫn của ý thức hệ ngày càng lan rộng về vai trò của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hai năm vừa qua cũng chứng kiến một sự thay đổi đáng kể khi lượng carbon thải ra môi trường đã giảm 41 tỷ tấn/năm. Song các tác giả khẳng định tốc độ giảm này là chưa đủ để cứu thế giới.
Với tốc độ này, chỉ một hoặc hai thập kỷ nữa là lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ chạm ngưỡng cho phép để giới hạn mức nhiệt tăng ở 2 độ C.
Cựu Chủ tịch Ủy ban Khí hậu Liên hợp quốc (LHQ) Christiana Figueres, một trong ba nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, và 2 chuyên gia uy tín khác trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả của bài phân tích đã kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế tham gia Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg (Đức) vào ngày 7-8/7 tới sẽ đưa năm 2020 là "hạn chót" để các quốc gia có những hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu kìm chế mức nhiệt tăng.
Theo đó, muốn hạn chế mức nhiệt tăng ở 2 độ C vào cuối thế kỷ thì trước năm 2020, thế giới phải đạt được các cột mốc quan trọng.
Cụ thể, hoàn thành mục tiêu năng lượng sạch cung cấp 30% lượng điện tiêu thụ toàn cầu và nghiêm cấm hoàn toàn việc thành lập thêm các nhà máy điện sử dụng than đá sau năm 2020. Nâng mức tiêu thụ xe điện từ 1% lượng xe bán ra tại thời điểm hiện tại lên 15% vào năm 2020.
Các phương tiện giao thông trọng tải lớn phải cải thiện 20% khả năng tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả trong khi ngành hàng không (hiện đang góp 2% vào tổng lượng khí thải toàn cầu) phải cắt giảm 20% lượng khí thải/ 1 km dịch chuyển so với hiện tại.
Lượng khí thải từ hoạt động phá rừng và canh tác nông nghiệp cũng phải giảm từ mức 12% hiện tại xuống 0% trong một thập kỷ.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp cứng rắn để hạn chế mức xả thải carbon từ các ngành công nghiệp nặng cũng như các hoạt động xây dựng và hạ tầng. Các chính phủ cũng như các ngân hàng phải tăng mức hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp cắt giảm khí thải lên gấp 10 lần so với mức 81 tỷ USD hiện tại.
Cho tới nay khi nhiệt độ Trái Đất mới ấm lên 1 độ C, những dải băng ở hai cực đã tan với tốc độ ngày càng nhanh hơn, những dải băng này nếu tan hết có thể khiến mực nước biển dâng lên hàng chục mét.
Cùng với đó là những rạn san hô chết dần khi nhiệt độ nước biển tăng theo nhiệt độ Trái Đất trong khi các cộng đồng ven biển phải đối mặt với ngày càng nhiều các cơn bão có sức tàn phá nặng nề. Nếu mức nhiệt tăng vượt ngưỡng 2 độ C thì viễn cảnh sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều lần.
>>>Các thị trưởng trên thế giới hối thúc lãnh đạo G20 cứu Trái Đất
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng cao khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu
11:29' - 26/06/2017
Tập trung hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tránh khỏi những tác động do những trận bão lũ thường xuyên xảy ra và cải thiện được sinh kế của cộng đồng cư dân này.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu: Nỗi thất vọng lớn
07:40' - 18/06/2017
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ làm suy yếu các nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của cả thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao các doanh nghiệp Mỹ phản đối hồ sơ khí hậu của Tổng thống Trump?
05:30' - 16/06/2017
Quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ đảng Dân chủ, giới doanh nghiệp và các tổ chức bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
12:37' - 15/06/2017
Ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hà Nội điều chỉnh phân làn phương tiện giao thông trên đường Phạm Văn Đồng
20:06' - 01/07/2025
Sở Xây dựng Hà Nội thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông phân làn cho các phương tiện trên đường Phạm Văn Đồng.
-
Đời sống
Nhật Bản mở cửa núi Phú Sĩ cho mùa leo núi Hè 2025
16:54' - 01/07/2025
Ngày 1/7, Nhật Bản đã mở cửa núi Phú Sĩ cho mùa leo núi Hè 2025 trên đường mòn Yoshida từ phía tỉnh Yamanashi.
-
Đời sống
Đoàn tàu Hoàng gia Anh chính thức dừng vận hành để tiết giảm chi phí
15:48' - 01/07/2025
Sau gần hai thế kỷ hoạt động, đoàn tàu Hoàng gia - một biểu tượng gắn liền với hình ảnh Hoàng gia Anh từ thời Nữ hoàng Victoria - sẽ chính thức ngừng vận hành theo quyết định của Vua Charles III.
-
Đời sống
Cháy rừng lớn trên núi Bàn Cờ (Nghệ An)
08:17' - 01/07/2025
Chiều ngày 30/6, trên địa bàn thôn 9, xã Thuận Long, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã xảy ra vụ cháy lớn trên núi Bàn Cờ (còn có tên gọi là Núi Lớn).
-
Đời sống
Người Mỹ đang tiết kiệm cho hưu trí ở mức cao kỷ lục
07:00' - 01/07/2025
Theo báo cáo "Người Mỹ Tiết kiệm như thế nào 2025" của Tập đoàn tư vấn đầu tư Vanguard, người lao động Mỹ đã dành tỷ lệ thu nhập kỷ lục để đóng góp vào tài khoản hưu trí 401(k) của họ trong năm 2024.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 1/7
05:00' - 01/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 1/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 1/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Gần 70% địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
20:41' - 30/06/2025
Tính đến ngày 28/6/2025, tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc lên 44/63 địa phương, đạt 69,8%.
-
Đời sống
Đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ công bố sau 5/7
20:30' - 30/06/2025
Đáp án chính thức các môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được công bố sau ngày 5/7/2025 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: https://moet.gov.vn.
-
Đời sống
Mưa lớn chiều đầu tuần gây ngập cục bộ một số tuyến phố ở Hà Nội
17:59' - 30/06/2025
Chiều 30/6/2025, cơn mưa lớn cuối giờ ngày đầu tuần gây ngập cục bộ nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội.