30 năm thu hút FDI: Bài 1: Nền tảng để ngành dầu khí “cất cánh”
Kể từ khi hai hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí đầu tiên được Chính phủ Việt Nam ký với nhà thầu AGIP (Italy) vào năm 1978 cho đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam không chỉ giúp mang về nguồn thu từ dầu mỏ lớn cho đất nước mà còn đặt nền tảng quan trọng để ngành dầu khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
*Hơn 100 hợp đồng dầu khí được ký Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngay từ năm 1978, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã được mở màn bằng dấu mốc lịch sử Chính phủ Việt Nam và nhà thầu AGIP (Italy) ký liên tiếp 2 hợp đồng phân chia sản phẩm (PSA) để triển khai hoạt động dầu khí tại bể Nam Côn Sơn.Tiếp đó, ngày 26/6/1986, Việt Nam đã đón tấn dầu mỏ đầu tiên được khai thác vào tại mỏ Bạch Hổ -mỏ dầu lớn nhất Việt Nam nằm ở bể Cửu Long do Liên doanh dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) điều hành- đánh dấu cột mốc quan trọng đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ.
Với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài và Luật Dầu khí, FDI vào lĩnh vực dầu khí, nhất là hoạt động thăm dò khai thác đã thực sự tăng trưởng. Theo đó, Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu mỏ ở bể Malay - Thổ Chu trên thềm lực địa Việt Nam thông qua các hợp đồng với các công ty dầu mỏ nước ngoài, trong đó có Fina Exploration (Bỉ), Talisman (Canada), Unocal-Chevron (Mỹ), đặc biệt là thỏa thuận giữa Việt Nam và Malaysia về khu vực chồng lấn (PM3-CAA). Các công ty đã tiến hành đo địa chấn, khoan hàng trăm giếng thăm dò và thẩm lượng. Kết quả đã phát hiện hàng loạt các mỏ dầu và khí như Cái Nước, Sông Đốc, Kim Long, Ác Quỷ… trong đó có 6 mỏ đã được đưa vào khai thác. Tính từ khi có chính sách mở cửa nền kinh tế đến ngày 30/11/2015, Việt Nam đã ký được 105 Hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí với đối tác nước ngoài, trong đó 39 hợp đồng đã kết thúc và 66 hợp đồng vẫn đang có hiệu lực. Thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho thấy, trong 30 năm qua, các nhà thầu dầu khí nước ngoài đã đầu tư khoảng 45 tỷ USD vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí tại Việt Nam. Hiện Việt Nam có trên 40 công ty dầu mỏ nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, nhiều công ty dầu mỏ lớn đang hợp tác với Việt Nam như Chevron (Mỹ), KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman và Repsol (Tây Ban Nha), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Các công ty phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với doanh nghiệp dầu mỏ của Việt Nam để thực hiện các hợp đồng dầu mỏ. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết hợp tác với Liên bang Nga để thành lập các công ty liên doanh với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu mỏ tại Nga và Việt Nam. Với các hoạt động hợp tác này, 38 mỏ dầu khí trong tổng số hơn 100 phát hiện dầu khí đã được đưa vào khai thác. Theo đó, trong giai đoạn này, Việt Nam đã gia tăng trữ lượng khoảng 35 – 40 triệu tấn quy dầu mỗi năm. Sản lượng khai thác trung bình đạt 15,5 – 17 triệu tấn dầu/năm và trên 9 tỷ m3 khí/năm. Nhờ vậy, trong giai đoạn trước năm 2015, ngành dầu khí hàng năm đóng góp từ 20-25% tổng thu ngân sách nhà nước và 18-25% GDP cả nước. *Nền tảng phát triển ngành dầu khí Việt Nam Nhờ các hoạt động hợp tác với nhà thầu dầu khí nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tiếp cận và nhận chuyển giao nhiều công nghệ hiện đại, học hỏi được phương thức quản lý tiên tiến và hội nhập nhanh vào cộng đồng dầu mỏ quốc tế. Đặc biệt, Liên doanh dầu khí Việt Nga -Vietsovpetro- hình mẫu hợp tác về đầu tư đã phát hiện và khai thác thành công, có hiệu quả thân dầu trong đá móng mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác ở Việt Nam. Từ đây, ngành dầu khí Việt Nam đã hình thành nên tổ hợp các giải pháp công nghệ khai thác thân dầu dạng mới, chưa có trong lịch sử dầu khí thế giới.Với tổ hợp các giải pháp này, năng lượng tự nhiên của thân dầu được sử dụng triệt để, hệ số thu hồi dầu cuối cùng cao nhất với chi phí phát triển mỏ thấp nhất và mang về cho đất nước hơn 88 tỷ USD nguồn thu từ dầu mỏ dạng này.
Theo Hiệp hội Dầu khí Việt Nam, việc hợp tác với các nhà thầu nước ngoài trong khâu thượng nguồn là tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đã góp phần cho sự ra đời của hàng loạt các công trình lớn thuộc phần trung nguồn và hạ nguồn liên quan tới dầu mỏ như Nhà máy chế biến khí, nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy sản xuất phân đạm đã đi vào vận hành, phục vụ cho phát triển nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, ngành dầu khí đã đưa vào vận hành 3 cụm dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí là cụm Khí-Điện-Đạm Cà Mau, cụm Khí-Điện-Đạm Đông Nam Bộ và dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các cụm dự án này hiện đang hoạt động hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia, tạo ra công ăn việc làm cho lao động cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nơi có dự án. Cùng đó, các chuỗi giá trị cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí phục vụ các hoạt động khoan thăm dò khai thác dầu khí đi kèm cũng đã phát triển mạnh mẽ. Hiện nhiều đơn vị thành viên của PVN như PTSC, PV Drilling, PVEP, PVE đã không chỉ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí cho hoạt động dầu khí trong nước mà còn giành quyền cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí cho các nhà thầu dầu khí trong khu vực và trên thế giới. Các đơn vị thành viên của PVN hiện đã làm chủ được các công nghệ, có khả năng tham gia và thực hiện hầu hết các yêu cầu dịch vụ dầu khí chất lượng cao như: Khảo sát địa chấn, khoan, dịch vụ khoan, khảo sát thiết kế, xây lắp các công trình dầu khí. sửa chữa đóng mới các phương tiện kho nổi dầu khí… Hàng năm, lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí đóng góp gần 30% doanh thu tổng doanh thu của PVN va chiếm 10% nộp ngân sách Nhà nước của PVN. Có thể nói, trong 30 năm thu hút FDI vào lĩnh vực dầu khí, nhất là trong quá trình tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí với các nhà thầu dầu khí nước ngoài, PVN từ chỗ chỉ thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Hợp đồng dầu khí với nhà thầu, quản lý hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của các Nhà thầu và thực hiện quyền tham gia của nước chủ nhà khi có phát hiện dầu khí trong các diện tích hợp đồng cụ thể, thì hiện nay, PVN đã tích luỹ được vốn, kinh nghiệm và trở thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia lớn mạnh có khả năng tham gia vào mọi hoạt động dầu khí ở trong nước và thế giới, sánh vai với các tập đoàn dầu khí quốc gia khác trong khu vực./.>>> 30 năm thu hút FDI: Bài 2: Khi thời hoàng kim dầu khí đã qua
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng cơ chế, doanh nghiệp dầu khí “thua” ngay tại sân nhà
12:22' - 11/09/2018
Sự chồng chéo của luật và sự thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể dưới luật đang khiến nhiều doanh nghiệp dầu khí "thua" trên chính sân nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
PVN: Khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai
12:13' - 10/09/2018
Khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai khi trữ lượng tìm kiếm thăm dò quá thấp so với sản lượng dầu khí khai thác hàng năm.
-
Chuyển động DN
Khai thác dầu khí từ đá móng mang về hơn 88 tỷ USD cho Việt Nam
11:24' - 24/08/2018
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã khai thác được hơn 240 triệu tấn dầu từ đá móng mỏ Bạch Hổ, mang về cho đất nước hơn 88 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ
07:33'
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm với khách hàng Mỹ từ tuần sau.
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".
-
Chuyển động DN
Tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
09:49' - 16/04/2025
Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành có dung lượng lớn nhất Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Hermes thành tập đoàn hàng hiệu có vốn hóa lớn nhất thế giới
09:03' - 16/04/2025
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/4, vốn hóa thị trường của Hermes chạm mốc 248,6 tỷ euro (khoảng 280,5 tỷ USD), giành vị trí tập đoàn xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.
-
Chuyển động DN
Quảng Bình và Sun Group ký kết hợp tác chiến lược đầu tư phát triển
20:16' - 15/04/2025
UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã có buổi làm việc để ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển” (sau đây gọi là “Bản ghi nhớ”).
-
Chuyển động DN
Hậu Giang xúc tiến dự án nông nghiệp không chất thải với đối tác Singapore
19:24' - 15/04/2025
Chiều 15/4, UBND tỉnh Hậu Giang có buổi làm việc với các doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Chuyển động DN
Công ty mỹ phẩm Hàn Quốc lên kế hoạch xây nhà máy tại Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
18:14' - 15/04/2025
Amorepacific dự kiến đầu tư vào các cơ sở sản xuất mô-đun và logistics tại Mỹ trong vòng 3-5 năm tới, nhằm tận dụng tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng của thị trường này.
-
Chuyển động DN
Viettel đặt mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2026
18:14' - 15/04/2025
Viettel hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ mạng lõi 5G, khẳng định vai trò vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa là nhà nghiên cứu, phát triển công nghệ.