30 năm thu hút FDI: Bài 2: Khi thời hoàng kim dầu khí đã qua
Với giá dầu thế giới và trong nước hiện chỉ loanh quanh ở ngưỡng 70 USD/thùng so với ngưỡng 110-120 USD/thùng của thời hoàng kim và tiềm năng còn lại chỉ là các mỏ dầu nhỏ ở vùng nước sâu xa bờ trong khi cơ chế chính sách ưu đãi không còn hấp dẫn, việc thu hút FDI vào lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam đang khó khăn hơn bao giờ hết!
*Chỉ 1 hợp đồng dầu khí được ký với nước ngoài “Trong 3 năm vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ ký được 1 hợp đồng dầu khí duy nhất với nhà thầu dầu khí nước ngoài là Murphy”, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đã chua xót chia sẻ như vậy tại Toạ đàm “ngành dầu khí Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển và hội nhập” do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức vào trung tuần tháng 9 vừa qua. Theo ông Sơn, trong 30 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào lĩnh vực thăm dò tìm kiếm dầu khí tại Việt Nam khoảng 45 tỷ USD nhưng mới thu lại chưa đến 20 tỷ USD.Thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Wood Mackenzie (Anh) cũng cho thấy, phần thu của nhà thầu trong các hợp đồng dầu khí ở Việt Nam rất thấp bởi tiêu chí phần thu của Chính phủ trong các hợp đồng dầu khí của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực.
Ông Sơn cho biết, hiện Luật Dầu khí và các điều khoản Hợp đồng dầu khí hiện hành (ban hành kem theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013) kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực, không phù hợp với tiềm năng trữ lượng dầu khí hiện tại. Thực ra, mẫu hợp đồng dầu khí mà Việt Nam đang sử dụng được soạn thảo từ năm 2009, khi giá dầu thế giới ở mức trên 100 USD/thùng và Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Khi đó Việt Nam có quyền đặt điều kiện cao với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng bây giờ tình thế đảo ngược: giá dầu thấp, tiềm năng thấp nên Việt Nam phải mời gọi nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn tiếp tục khai thác dầu khí, ông Sơn nhấn mạnh. Cùng quan điểm này, Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Quốc Thập dẫn chứng, trong số 5 hợp đồng dầu khí giai đoạn 2011- 2014 ký với các nhà thầu nước ngoài thì chỉ có 2 lô của nhà thầu Nga là có phát hiện đủ trữ lượng để phát triển thương mại. Còn lại 3 lô của nhà thầu Nhật Bản, Italy và Murphy đã khoan thăm dò nhưng hầu hết không thành công bởi chỉ cho phát hiện rất nhỏ và không thể phát triển thương mại được. Không chỉ có phần thượng nguồn gặp khó khăn, phần hạ nguồn như lọc hoá dầu cũng khó kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào cùng triển khai. Hiện Luật Dầu khí, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng… quy định là tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm từ 30% trở lên hoặc giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên phải chấp hành tất cả các luật quản lý với phần vốn nhà nước. Và như ở dự án Lọc hoá dầu Long Sơn, các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vào 5,6 tỷ USD thì sẽ không chấp nhận sự bó buộc của hàng loạt quy định của Việt Nam nếu như PVN tham gia cùng trong liên doanh. Vì vậy, cho dù rất tiếc nuối nhưng PVN đã phải tự rút để dự án có thể triển khai. Đây là bài học sâu sắc với phía Việt Nam để rà soát lại toàn bộ các luật hiện hành cho phù hợp với các mô hình công ty liên doanh trong đó các nhà đầu tư nước ngoài chiếm vốn đa số như ở Long Sơn, ông Sơn khẳng định. *Nhiều luật phải sửa để thu hút FDI Tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng dầu khí là hoạt động tiên quyết để hoạt động khai thác dầu khí có thể tiếp tục triển khai trong tương lai. Hoạt động tìm kiếm thăm dò này lại liên quan quan mật thiết tới an ninh quốc gia, tới chủ quyền lãnh thổ nên không thể giao phó hoàn toàn cho nhà thầu nước ngoài mà cần phải có sự tham gia của phía Việt Nam mà PVN là đại diện.Vì vậy, việc sớm điều chỉnh Luật Dầu khí 2008 và các văn bản pháp quy dưới Luật phù hợp với hiện trạng kinh tế dầu khí thế giới, tiềm năng dầu khí trong nước mới có thể kích thích đầu tư nước ngoài song hành với PVN tận khai thác các mỏ đang suy giảm, nâng cao hệ số thu hồi dầu, đầu tư phát triển các mỏ cận biên kinh tế, các vùng khó khăn nước sâu, xa bờ, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San kiến nghị với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Ở góc độ khác, việc đầu tư phát triển của PVN là đầu tư dẫn dắt để thu hút đầu tư nước ngoài vào hoạt động tìm kiếm thăm dò và các hoạt động khác thuộc khâu sau.Vì vậy, điều 34 của Luật 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp của Quốc hội) cần phải sửa đổi để PVN đảm bảo đủ tài chính cho đầu tư phát triển, trong đó có hoạt động tìm kiếm thăm dò trên nguyên tắc khấu trừ rủi ro theo đúng thông lệ quốc tế, ông Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Quốc Thập kiến nghị.
Cùng quan điểm này, ông Hugh Sykes, đại diện Tập đoàn Dầu khí đa quốc gia Mubadala tại Việt Nam đề xuất thay đổi các điều khoản thương mại trong Hợp đồng dầu khí mẫu và các điều khoản tham gia đấu thầu để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ tiền vào thăm dò khai thác dầu khí tại các mỏ dầu khí sản lượng thấp ở vùng khó khai thác.Về phía Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than khẳng định, những bất cập trong quy định về Luật thuế tài nguyên, Luật thuế thu nhập doanh nghiêp, thuế xuất khẩu dầu thô cần phải sửa sớm để có thể tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò dầu khí nhiều rủi ro mà chi phí lại cực lớn này.
Ghi nhận nhưng kiến nghị của của các bên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết, trước mắt, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Uỷ ban Ngân sách Quốc hội sẽ xin Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nội dung sửa đổi Luật Dầu khí vào chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh của Quốc hội giai đoạn 2019-2020 của nhiệm kỳ Quốc hội khoá 14 này. Theo báo cáo của PVN với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, năm 2017, sản lượng khai thác quy dầu của PVN lên tới 25 triệu tấn nhưng tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng chỉ là 4 triệu tấn. Bước sang năm 2018, hoạt động tìm kiếm gia tăng trữ lượng tiếp tục bế tắc khi 8 tháng qua chỉ đạt 2 triệu tấn do PVN không có nguồn tài chính và cơ chế tài chính phù hợp để thực hiện hoạt động mang tính rủi ro cao này. Vì vậy, cảnh báo về sản lượng khai thác dầu khí toàn ngành trong những năm tới đây có thể chỉ bằng 1/3 sản lượng hiện nay sẽ thành hiện thực nếu tình trạng mất cân đối giữa tìm kiếm thăm dò gia tăng trữ lượng và khai thác vẫn tiếp diễn mà không có giải pháp cấp bách tháo gỡ, Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn nhấn mạnh./. Anh NguyễnTin liên quan
-
Chuyển động DN
30 năm thu hút FDI: Bài 1: Nền tảng để ngành dầu khí “cất cánh”
09:42' - 29/09/2018
Ngành dầu khí Việt Nam đã hình thành nên tổ hợp các giải pháp công nghệ khai thác thân dầu dạng mới, chưa có trong lịch sử dầu khí thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Vướng cơ chế, doanh nghiệp dầu khí “thua” ngay tại sân nhà
12:22' - 11/09/2018
Sự chồng chéo của luật và sự thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể dưới luật đang khiến nhiều doanh nghiệp dầu khí "thua" trên chính sân nhà.
-
Kinh tế Việt Nam
PVN: Khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai
12:13' - 10/09/2018
Khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai khi trữ lượng tìm kiếm thăm dò quá thấp so với sản lượng dầu khí khai thác hàng năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hãng Hermes (Pháp) tăng giá tại Mỹ bù đắp tác động của thuế tăng
21:07'
Ngày 17/4, Tập đoàn xa xỉ của Pháp Hermes thông báo sẽ tăng giá tại Mỹ để bù đắp tác động của mức thuế nhập khẩu 10% do Tổng thống Donald Trump đưa ra.
-
Chuyển động DN
Critical Role: Từ trò chơi đến cỗ máy kinh doanh
21:06'
Với chiến lược tập trung vào sở hữu trí tuệ, cộng đồng vững mạnh và sự đa dạng hóa táo bạo, nhóm diễn viên lồng tiếng này đang định hình lại cách kể chuyện và kinh doanh trong kỷ nguyên số.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1
21:02'
Trong quý 1 năm 2025, doanh thu của Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines thay đổi nhà ga các chuyến bay Tp.Hồ Chí Minh-Hà Nội
18:58'
Theo kế hoạch, từ 0 giờ ngày 19/4, toàn bộ chuyến bay giữa TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội của Vietnam Airlines sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga T3.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát giữ nguyên mục tiêu 15.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
14:26'
Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm trước.
-
Chuyển động DN
Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh
10:51'
Vừa qua, Tọa đàm và Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra.
-
Chuyển động DN
Temu và Shein thông báo tăng giá tại Mỹ
07:33'
Hai trang thương mại điện tử Trung Quốc là Temu và Shein thông báo sẽ tăng giá sản phẩm với khách hàng Mỹ từ tuần sau.
-
Chuyển động DN
Phối hợp đảm bảo đồng bộ tiến độ các dự án điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
16:15' - 16/04/2025
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã họp về tình hình phối hợp đầu tư xây dựng giữa 2 Tổng công ty.
-
Chuyển động DN
Boeing “mắc kẹt” giữa căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
15:18' - 16/04/2025
Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không nước này ngừng nhận thêm máy bay Boeing Co. như một phần của cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng".