4 bệnh nền nguy hiểm có thể gây tử vong ở bệnh nhân mắc COVID-19
Các nhà khoa học thuộc Đại học Griffith của Australia đã phát hiện ra rằng ung thư, bệnh thận mãn tính, tiểu đường và huyết áp cao là 4 bệnh nền nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, nếu những người mắc bệnh này nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà nghiên cứu Australia đã phân tích cơ sở dữ liệu của 375.859 bệnh nhân thuộc 14 quốc gia để xác định các bệnh đi kèm phổ biến nhất trong các ca tử vong do COVID-19.Nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp là bệnh đi kèm phổ biến nhất ở các bệnh nhân COVID-19, tiếp đó là béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên, béo phì không làm tăng rủi ro tử vong do COVID-19.
Những bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch và ung thư thường có chức năng miễn dịch yếu hơn, do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, và đó là lý do họ có tỷ lệ nhập viện cao hơn nếu mắc COVID-19.
Chuyên gia Adam Taylor - một trong những tác giả của nghiên cứu trên - cho biết các bệnh đi kèm thường được coi là các yếu tố rủi ro làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh COVID-19, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng loại bệnh đi kèm vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Australia đã tiến hành phân tích tất cả các bệnh đi kèm được ghi nhận đã làm trầm trọng hơn tình trạng của các bệnh nhân COVID-19 và dẫn đến tử vong, qua đó xác định được các bệnh đi kèm cụ thể gây nguy cơ cao hơn cho bệnh nhân COVID-19, cũng như các nhóm đối tượng có nguy cơ cao nếu mắc COVID-19.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng một số bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 là do các bệnh này ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một thụ thể gọi là ACE2 - thụ thể mà protein gai của virus SARS-CoV-2 bám vào để xâm nhập và lây nhiễm các tế bào cơ thể người.
Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường thường dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và loại thuốc này làm tăng biểu hiện của ACE2 trên các tế bào của cơ thể bệnh nhân.
Bệnh nhân béo phì cũng có biểu hiện ACE2 cao hơn, do có một số lượng lớn tế bào mỡ.
Tiến sĩ Taylor cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy ở một số bệnh nhân, các phương pháp điều trị đã làm tăng biểu hiện của thụ thể ACE2.
Và nếu thụ thể đó gia tăng, virus SARS-CoV-2 sẽ có thêm chỗ để bám vào, khiến cho các tế bào dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Ngoài ra, đối với một số trường hợp, COVID-19 không chỉ là một bệnh đường hô hấp mà còn có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, viêm tim và cũng có thể nhiễm trùng đường ruột./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Australia tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 4 triệu người dân vào giữa tháng 4/2021
21:01' - 06/02/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia đặt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 4 triệu người dân vào giữa tháng 4/2021.
-
Kinh tế tổng hợp
Australia phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer
07:58' - 25/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thủ tướng Scott Morrison ngày 25/1 thông báo cơ quan quản lý y tế của Australia đã chính thức phê duyệt vắc xin Pfizer ngừa COVID-19 để sử dụng trên toàn quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 không chuyên
18:04' - 18/07/2025
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc lập đỉnh mới
15:53' - 18/07/2025
Công suất tiêu thụ điện miền Bắc tối 17/7 đạt 18.242 MW, vượt đỉnh đầu tháng 6, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt tiếp diễn trên diện rộng.
-
Đời sống
Giọt máu trao đi, tình người lan tỏa
12:44' - 18/07/2025
Những năm qua chương trình “Hành trình đỏ kết nối dòng máu Việt” tại An Giang đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên,... tích cực tham gia hưởng ứng với hơn 5.000 đơn vị máu được hiến mỗi năm.
-
Đời sống
Đắk Lắk: Cam kết bồi thường thiệt hại cho nhà dân bị nứt do thi công cao tốc
12:43' - 18/07/2025
Bắt đầu từ ngày 15/7 đơn vị bảo hiểm phối hợp với chính quyền địa phương, chủ đầu tư và đơn vị thi công kiểm tra, đánh giá thiệt hại từng căn nhà theo phản ánh của hộ dân.
-
Đời sống
Chhay-Dăm – Khi trống kể chuyện văn hóa Khmer
12:43' - 18/07/2025
Giữa không gian đa sắc màu văn hóa Nam Bộ, âm vang trống Chhay-Dăm vẫn rộn ràng như lời nhắc nhở về một giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn, lan tỏa và tôn vinh.
-
Đời sống
Duyệt Thị Đường - khi nhà hát cổ kể chuyện cho hậu thế
09:51' - 18/07/2025
Duyệt Thị Đường, nhà hát cổ nhất còn lại của sân khấu truyền thống Việt Nam, là một viên ngọc quý trong quần thể di tích Cố đô Huế.
-
Đời sống
Đột phá công nghệ AI thay thế chụp CT và X-quang giúp giảm 99% bức xạ
07:44' - 18/07/2025
HKUST vừa phát triển công nghệ AI có thể tạo mô hình 3D xương và nội tạng từ ảnh chụp X-quang nhưng giảm tới 99% lượng bức xạ mà bệnh nhân phải tiếp nhận.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/7
05:00' - 18/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.