5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo đó, có 5 tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam, gồm: Tín dụng đầu tư Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu; kết quả tài chính; tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá; tình hình chấp hành chế độ báo cáo.
Các tiêu chí quy định nêu trên được xác định và tính toán từ số liệu trong báo cáo quyết toán tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của pháp luật. Các tiêu chí đánh giá nêu trên khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động: Các nguyên nhân khách quan được loại trừ theo quy định về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước; các khoản nợ xấu phát sinh do khách hàng vay đang thực hiện sắp xếp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các khoản nợ xấu cho vay theo Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; do Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; các khoản chậm cấp vốn của ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán, được thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước và Nghị định này. Về nguyên tắc quản lý tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và chi phí quản lý theo quy định của pháp luật và Nghị định này; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn theo quy định của pháp luật; được tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, tổ chức thanh toán nội bộ, cung cấp các dịch vụ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng, thực hiện hoạt động ngoại hối; được tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Đối với hoạt động cho vay khác, ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý; các khoản thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động phát sinh được hòa nhập chung với kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động gồm: Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối kết quả tài chính, thực hiện chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; xử lý tổn thất theo quy định... Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/6/2021 và áp dụng từ năm tài chính 2021./.>>>Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Quản lý chặt chẽ tín dụng bất động sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng xanh - hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế
16:58' - 29/03/2021
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dự kiến hết tháng 3 giải ngân vốn đầu tư qua Kho bạc đạt trên 13%
11:22' - 24/03/2021
Kho bạc Nhà nước cho biết, dự kiến hết tháng 3, hệ thống đã giải ngân vốn đầu tư được 58.290,5 tỷ đồng, bằng 13,4% kế hoạch Thủ tướng giao kiểm soát chi qua Kho bạc (trên 434.797 tỷ đồng).
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Kỳ vọng mô hình ngân hàng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ
19:52' - 01/07/2025
Để phù hợp với mô hình tỉnh, thành phố mới, Ngân hàng Nhà nước vừa thay đổi mô hình hoạt động của bộ máy quản lý ngành ở khu vực Đông Nam Bộ.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tháng 7: Bắt đầu xuất hiện điều chỉnh tăng
18:52' - 01/07/2025
Bước vào tháng 7/2025, đã xuất hiện động thái điều chỉnh lãi suất huy động đầu tiên từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đánh dấu sự thay đổi sau nhiều tháng duy trì mặt bằng ổn định.
-
Ngân hàng
Tinh gọn hệ thống ngân hàng, đồng bộ với mô hình quản lý hành chính mới
18:14' - 01/07/2025
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực đã chính thức đi vào vận hành từ hôm nay 1/7, thay thế cho 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trước đây.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao
17:27' - 01/07/2025
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Những biến động này được xem là một phần trong quá trình tái cấu trúc tổ chức nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Hàn Quốc mở rộng tín dụng với người nước ngoài
15:49' - 01/07/2025
Các ngân hàng thương mại hàng đầu của Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
-
Ngân hàng
Chấm điểm tín dụng, Open API, P2P Lending được đưa vào thử nghiệm có kiểm soát
14:33' - 01/07/2025
Đây là những lĩnh vực cốt lõi phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ của fintech và được kỳ vọng sẽ mở đường cho nhiều mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo ra đời trong môi trường pháp lý an toàn.
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18' - 01/07/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05' - 01/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01' - 01/07/2025
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.