Tăng trưởng xanh - hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế
Phát biểu khai mạc Hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, hướng tới 2050, được tổ chức chiều 29/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới.
Xu thế này là lựa chọn tất yếu khách quan, đặc biệt đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Lựa chọn tăng trưởng xanh cũng được coi là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia.
“Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu suy nghĩ lại về các lựa chọn để đạt được sự thịnh vượng kinh tế một cách bền vững trước mối quan tâm ngày càng tăng về việc duy trì và bảo vệ nguồn vốn tự nhiên, và mong muốn thúc đẩy phát triển xã hội bao trùm, gắn kết các giá trị con người và giá trị văn hóa”, Bộ Trưởng Dũng nói.
Cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới hài hòa phát triển kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, các giá trị văn hóa cốt lõi được truyền tải, chia sẻ và thấm nhuần trong chính lối sống của con người.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có trên toàn cầu. Kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh và phục hồi sau suy thoái kinh tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ các nước. Đại dịch COVID-19 cũng đang làm thay đổi thế giới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự chuyển dịch mạnh mẽ của kinh tế số.
Bộ trưởng Dũng cũng nêu ra những hạn chế gặp phải như: mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững không những gây ra tác động tiêu cực lớn đến môi trường, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu toàn cầu, mà còn không tính đến đầy đủ các khía cạnh về công bằng xã hội, bình đẳng giới, hòa nhập và cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai.
“Bên cạnh những thách thức, COVID-19 cũng tạo cơ hội để các quốc gia đánh giá lại các mô hình phát triển kinh tế; đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng về những mối đe dọa nghiêm trọng từ các vấn đề môi trường và sức khỏe.
Cũng như tận dụng những thay đổi tích cực từ chính đại dịch, điều này đòi hỏi phải có những phản ứng chính sách một cách toàn diện từ phía các chính phủ. Phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh hay khôi phục xanh hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia”, Bộ trưởng Dũng cho biết.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, và gia tăng các yếu tố tác động từ bên ngoài. Mặt khác, Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, đồng thời đứng giữa ngã rẽ để phục hồi hậu COVID-19.
Do đó, việc xây dựng “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hướng tới 2050” phù hợp với bối cảnh mới là mục tiêu và ưu tiên cấp thiết giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, hướng tới khát vọng thịnh vượng kinh tế.
Tại hội thảo, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chia sẻ một số nội dung chủ yếu của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh 2030. Theo đó, chiến lược này có kế thừa có chọn lọc các kết quả của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2012-2020, hoàn thiện phương pháp luận để định lượng các mục tiêu và lộ trình thực hiện.
Cụ thể, các kịch bản tăng trưởng xanh cho toàn bộ nền kinh tế và từng ngành ưu tiên được xây dựng thông qua việc sử dụng các mô hình kinh tế kết hợp với các mô hình ngành, đặc biệt chú trọng phân tích chi phí - lợi ích và đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Chiến lược, đảm bảo tính đồng bộ và tương thích với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Paris về giảm phát thải khí nhà kính.
Chiến lược thể hiện trách nhiệm, sự chia sẻ và gắn kết của Việt Nam trong hiện thực hóa các cam kết quốc tế và là cơ sở để cân đối các nguồn lực trong nước, huy động nguồn lực quốc tế hiệu quả, hài hòa lộ trình phát triển kinh tế-xã hội với các mục tiêu giảm phát thải, giúp tăng cường hiệu quả phân bổ đầu tư công và giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong trung hạn và dài hạn.
Theo ông Lê Việt Anh, chiến lược là công cụ hữu hiệu giúp Việt Nam xây dựng xã hội nhân văn hướng tới phát triển bao trùm, mở rộng độ bao phủ đối với các ngành còn ít được quan tâm trong quá trình thực hiện Chiến lược giai đoạn trước như giáo dục, y tế, trẻ em…
Tại hội thảo, đại diện các bộ, ngành, Đại sứ quán Hàn Quốc, Hà Lan, Anh Quốc… và các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển như: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, UNDP, UNIDO, UNICE, GiZ, KOICA… cùng các chuyên gia đã có nhiều ý kiến góp ý và nhất trí cao với những điểm mới, khả thi của Chiến lược.
Các quốc gia, đối tác phát triển và các tổ chức quốc tế cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chiến lược. Dự thảo Chiến lược sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2021.
"Tăng trưởng xanh góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước các cú sốc bên ngoài", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 bổ sung những khía cạnh mới
14:53' - 15/03/2021
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 là cần thiết nhằm giải quyết những hạn chế trong giai đoạn 2012-2020; cập nhật, phản ánh xu thế, bối cảnh trong nước, quốc tế mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Lồng ghép các chỉ tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
11:40' - 15/12/2020
CIEM đề xuất các giải pháp lồng ghép các mục tiêu chương trình nghị sự 2030 liên quan đến trẻ em, phụ nữ và tăng trưởng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vì một thập niên tăng trưởng xanh và bền vững
19:29' - 24/09/2020
Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam cùng với Ủy ban Tăng trưởng xanh của EUROCHAM tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn: Vì một thập niên tăng trưởng xanh và bền vững”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ghi nhận ngày đầu triển khai phân cấp đăng ký phương tiện
15:11'
Nhiều người cho biết, thủ tục đăng ký phương tiện rất thuận lợi, có thể đến trực tiếp tại trụ sở Công an cấp xã, huyện hoặc đăng ký trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành cầu Vàm Xáng bắc qua sông Cần Thơ
11:55'
Cầu Vàm Xáng là công trình trọng điểm của thành phố Cần Thơ, có tổng chiều dài 3,3 km, bề rộng mặt cầu 14m, tổng mức đầu tư gần 450 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Latvia
10:06'
Trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Latvia đã có quan hệ hữu nghị hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, về thương mại, kim ngạch giữa hai nước còn rất nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nước ngoài đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư
22:35' - 20/05/2022
Tại Hội nghị gặp gỡ lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh với các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tối 20/5, doanh nghiệp đề xuất giải pháp giúp Tp.Hồ Chí Minh tăng thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
19:38' - 20/05/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 23/5
18:47' - 20/05/2022
Chiều 20/5, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá tác động của một số chính sách trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
18:45' - 20/05/2022
Qua hơn 8 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn, song cũng bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dần để cát nghiền thay thế cát tự nhiên
15:14' - 20/05/2022
Nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu cát xây dựng. Do đó, tình trạng thiếu cát xây dựng tại một số thời điểm và một số nơi đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin
15:09' - 20/05/2022
Sáng 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin đang thăm chính thức Việt Nam.