6 lọ thuốc hiếm cứu bệnh nhân ngộ độc Botulinum từ Thụy Sĩ đã về đến TP.HCM
Tối 24/5, thông tin từ Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết: Sáu lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Thụy Sỹ đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời điều trị bệnh nhân ngộ độc botulinum.
Theo Cục Quản lý Dược, ngộ độc botulinum là ngộ độc do nhiễm độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum. Ngộ độc này rất hiếm xảy ra, ở Việt Nam và trên thế giới.
Nguyên nhân chính là do người bệnh nhiễm độc tố vi khuẩn trong thực phẩm kém chất lượng, ăn phải các loại thức ăn bảo quản không tốt. Từ năm 2020 đến nay rải rác có một vài ca bệnh/năm, gần đây có 3 ca tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do bệnh này rất hiếm xảy ra nên nguồn cung đối với thuốc chữa bệnh này (thuốc BAT) trên thế giới cũng rất hiếm. Vì vậy, đây là thuốc không dễ chủ động về nguồn cung. Bên cạnh đó giá của thuốc này cũng rất cao. BAT hiện chưa nằm trong danh mục các thuốc được bảo hiểm chi trả.
Trước đó, chiều 23/5, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi làm việc trực tiếp với văn phòng WHO tại Hà Nội và đề nghị phía WHO hết sức hỗ trợ thuốc điều trị ngộ độc botulinum cho Việt Nam.
Ngay sau đó, WHO đã quyết định viện trợ khẩn cấp thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent cho các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum đang được điều trị tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Với sự nỗ lực của Cục Quản lý dược, các cơ quan chức năng của Việt Nam và sự hỗ trợ rất kịp thời của WHO, 6 lọ thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sỹ đã về đến Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 24/5.
Về giải pháp căn cơ, Bộ Y tế cho biết, để chủ động hơn với các thuốc chống ngộ độc nói riêng, các thuốc hạn chế về nguồn cung nói chung, Bộ Y tế đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng đã đồng ý và chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng cơ chế đảm bảo thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung.
Trong các giải pháp thực hiện, một giải pháp quan trọng là thành lập các trung tâm tồn trữ thuốc hiếm nguồn cung tại các vùng kinh tế - xã hội và đặc biệt là cơ chế để có thể thanh toán các thuốc hiếm về nguồn cung đã tồn trữ nhưng hết hạn do không phải dùng đến vì không có bệnh nhân.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân cần hết sức lưu ý, không bảo quản, sử dụng thức ăn đã được chế biến từ lâu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc nói chung, ngộ độc độc tố botulinum nói riêng./
Tin liên quan
-
Đời sống
Triệu chứng khi bị ngộ độc botulinum là gì?
13:10' - 24/05/2023
Ngộ độc botulinum là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng vì độc tố tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể gây khó thở, tê liệt cơ hay thậm chí tử vong.
-
Đời sống
Độc tố clostridium botulinum nguy hiểm như thế nào?
10:50' - 24/05/2023
Ngộ độc botulinum là một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng vì độc tố tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể gây khó thở, tê liệt cơ hay thậm chí tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh tiếp nhận, điều trị 3 trẻ ngộ độc Botulinum
13:07' - 16/05/2023
Sáng 16/5, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa cùng với Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh chẩn đoán và xác định có 3 trẻ em trên địa bàn ngộ độc Botulinum.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Australia phát triển túi trồng cây phân hủy sinh học thế hệ mới
08:33'
Đại học Queensland của Australia đang hợp tác cùng người trồng nấm để phát triển một loại túi phân hủy sinh học thế hệ mới trong ngành trồng trọt này, hướng tới mục tiêu giảm tối đa rác thải nhựa.
-
Đời sống
Tình hình sức khỏe hai anh em ngộ độc botulinum tại Tp. Hồ Chí Minh
14:06' - 09/06/2023
Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thông tin về tình hình hai bệnh nhân bị ngộ độc botulinum sau một thời gian chăm sóc tích cực.
-
Đời sống
FIFA bán hơn 1 triệu vé xem VCK World Cup nữ 2023
13:46' - 09/06/2023
Vòng chung kết (VCK) Giải vô địch bóng đá nữ thế giới (FIFA World Cup nữ) 2023 đạt cột mốc ấn tượng khi số vé bán ra vượt 1 triệu trong khi còn hơn 1 tháng nữa sự kiện thể thao này mới bắt đầu.
-
Đời sống
Bỏ chương trình thực tập sinh kỹ năng, Nhật Bản thiếu lao động
13:15' - 09/06/2023
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định mở rộng chương trình lao động kỹ năng đặc định từ ba lĩnh vực lên 12 lĩnh vực.
-
Đời sống
Khuyến cáo không ăn nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ
12:06' - 09/06/2023
Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, trong đó được không sử dụng nấm độc, côn trùng lạ, cá nóc, so biển, ốc lạ, cây, quả lạ...
-
Đời sống
Thí sinh thi vào lớp 10 cần lưu ý gì trước "giờ G"?
11:19' - 09/06/2023
Thí sinh dự thi lớp 10 cần ghi nhớ những điều dưới đây để đảm bảo một kỳ thi tuyển an toàn và thành công.
-
Đời sống
Để “công trình phụ” không còn là phụ
09:27' - 09/06/2023
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội dù có nhưng còn quá ít, đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh đô thị văn minh, sạch đẹp, hiện đại.
-
Đời sống
Tai nạn thang cuốn tại Hàn Quốc làm 14 người bị thương
10:16' - 08/06/2023
Theo Yonhap, cảnh sát Hàn Quốc cho biết sáng 8/6, một thang cuốn bất ngờ đảo chiều tại một ga tàu điện ngầm ở quận Bundang thuộc thành phố Seongnam, phía Nam thủ đô Seoul, khiến 14 người bị thương.
-
Đời sống
Nhiều vùng ở miền Tây Venezuela phải cắt điện hằng ngày
08:32' - 08/06/2023
Nhiều khu vực ở miền Tây Venezuela buộc phải cắt điện hằng ngày trong bối cảnh các nhà máy nhiệt điện thiếu nhiên liệu không sản xuất đủ điện để bù cho sản lượng thủy điện yếu kém vì thiếu nước.