6 tháng đầu năm, nhiều địa phương có tốc độ tăng GRDP rất cao
Tốp đầu tiên có tốc độ tăng lớn nhất trên 10%, dẫn đầu là tỉnh Hà Tĩnh, tiếp theo là Bắc Ninh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Thuận và Long An.
Tốp thứ hai, có tốc độ tăng GRDP từ khoảng 8% đến dưới 10% là những tỉnh: Thái Nguyên, Hà Nam, Ninh Bình, Đắc Nông, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Hải Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Tháp, Hậu Giang… Bên cạnh một số tỉnh có tốc độ GRDP tăng cao là những tỉnh có tốc độ tăng thấp, như: Bà Rịa Vũng Tàu, Hòa Bình, Lai Châu, Cao Bằng... Riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng GRDP tuy không đứng trong những tỉnh, thành phố tốp đầu nhưng cũng có tốc độ tăng khá cao, đều trên 7%. Đặc biệt, giá trị tuyệt đối của 1% GDP tăng trưởng từ 2 thành phố này gấp nhiều lần so với các tỉnh, thành khác trong cả nước nên tốc độ tăng trưởng GRDP của 2 thành phố này có ảnh hưởng rất lớn đến cả nước. Theo đó, giá trị tuyệt đối của 1% GDP tăng trưởng của Hà Nội là trên 204,4 nghìn triệu đồng, của Thành phố Hồ Chí Minh là trên 290,2 nghìn triệu đồng. Con số này cao hơn rất nhiều với các tỉnh, thành khác như: Bắc Ninh xấp xỉ 94,5 nghìn triệu đồng, Quảng Ninh 41,2 nghìn triệu đồng, Thái Bình 23 nghìn triệu đồng, Lào Cai 10,3 nghìn triệu đồng… Theo Vùng kinh tế, tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2018 có độ chênh lệch đáng kể. Vùng có tốc độ tăng trưởng GRDP lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng tăng 12,02%; kế tiếp đó là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung tăng 8,61%. Nguyên nhân chính của việc tăng trưởng cao ở các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là do các ngành công nghiệp - xây dựng đã có sự phát triển mạnh ở một số tỉnh, thành phố như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi. Vùng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 là vùng Đông Nam Bộ tăng 4,17%. Các vùng khác như: Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long cũng có tốc độ tăng khá, lần lượt là 8,43%, 7,28% và 7,61%./.>>> Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện thúc đẩy doanh nghiệp thành lập mới tăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Đề cao giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7%
17:16' - 29/06/2018
Kinh tế quý II đã duy trì được đà tăng trưởng tích cực của năm trước và quý I, các chỉ số kinh tế trong quý II "khá tích cực".
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Những con số ấn tượng
14:49' - 29/06/2018
Một nửa chặng đường của năm 2018 đã khép lại. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, dự báo kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức sẽ là những trở ngại cho mục tiêu tăng trưởng cả năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2018 đã được cải thiện
11:30' - 24/06/2018
Trước lo ngại về chất lượng tăng trưởng của Việt Nam, ông Phương cho rằng, chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện nếu nhìn vào chỉ số về tốc độ tăng trưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
21:16'
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Lê Minh Hoan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45'
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32'
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.