CPI cả nước tăng 3,85% trong 9 tháng
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2020, sáng 29/9, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường; giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng trong thời tiết nắng nóng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất kể từ năm 2011, là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 0,01% so với tháng 12/2019, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân quý III năm 2020, CPI tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2020, CPI tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân 9 tháng cao nhất trong 5 năm gần đây.
Tổng cục Thống kê chỉ ra, CPI khu vực thành thị tăng 3,4%, khu vực nông thôn tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với cùng kỳ năm 2019.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 6 nhóm hàng tăng giá: đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%; may mặc, mũ nón và giầy dép tăng 0,1%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,62%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; giáo dục tăng 2,08%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 5 nhóm hàng giảm giá: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,31%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,06%; giao thông giảm 0,12%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2%. Theo Tổng cục Thống kê, một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 9 tháng năm 2020 là do: tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 0,15%. Cùng với đó, giá các mặt hàng thực phẩm bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 14,31% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 3,05% chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung chưa được đảm bảo, giá thịt lợn tăng 70,55% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 2,39%.Theo đó, giá thịt chế biến tăng 24,58%; mỡ lợn tăng 75,66% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân 9 tháng năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,43% so với cùng kỳ năm trước. Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn tăng cao hơn trong dịp Tết do nhu cầu tăng, bình quân 9 tháng năm 2020 chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,58% và 0,73% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI 9 tháng năm 2020 như: đã có 18 đợt điều hành giá xăng dầu trong nước, trong đó có 11 đợt điều chỉnh giảm giá xăng E5, 10 đợt điều chỉnh giảm giá đối với xăng A95 và 5 đợt tăng giá đối với cả hai mặt hàng xăng; 12 đợt điều chỉnh giảm, 5 đợt điều chỉnh tăng đối với các mặt hàng dầu diezen.Theo đó, giá xăng dầu trong nước bình quân 9 tháng năm 2020 giảm 22,12% so với cùng kỳ năm trước tác động làm CPI chung giảm 0,8%; giá dầu hỏa bình quân 9 tháng năm 2020 giảm 30,1% so với cùng kỳ năm trước.
Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Bình quân 9 tháng năm 2020, giá gas thế giới đạt mức 393 USD/tấn giảm 19,15% so với cùng kỳ năm trước.Trong nước, từ đầu năm 2020, giá bán lẻ gas được điều chỉnh tăng 5 đợt (các tháng: 1, 5, 7, 8, 9), giảm 3 đợt (các tháng: 2, 3, 4), bình quân 9 tháng năm 2020 giá gas giảm 1,68% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, nhu cầu du lịch giảm trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 lần 1 và lần 2 nên bình quân 9 tháng năm 2020 giá du lịch trọn gói giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm, so với cùng kỳ năm trước, giá vé máy bay bình quân 9 tháng năm 2020 giảm 33,68%; giá vé tàu hỏa giảm 1,57%. Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19.Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng với thời gian là từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Theo đó, giá điện tháng 5 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 1/4/2020 đến ngày 30/4/2020) và tháng 6 năm 2020 (dựa trên sản lượng và doanh thu điện sinh hoạt từ ngày 1/5/2020 đến ngày 31/5/2020) giảm lần lượt là 0,28% và 2,72% so với tháng trước.
Trong 9 tháng năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và các đơn vị liên quan khác thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu, tăng cường tái đàn và nhập khẩu thịt lợn từ các nước có quan hệ thương mại bao gồm cả việc nhập khẩu lợn sống của Thái Lan. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với cùng kỳ năm 2019. “Bình quân 9 tháng năm 2020 lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng.Lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 01/2020 về mức 1,97% trong tháng 9/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệ trong 9 tháng đầu năm.”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- chỉ số giá tiêu dùng
- cpi 9 tháng
- tổng cục thống kê
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số CPI tháng 10 của Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,38%
11:38' - 30/10/2019
Theo Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,38% so với tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho dự án metro Bến Thành - Tham Lương
21:24'
Sau khi dừng sử dụng vốn ODA, dự án dự kiến chuyển sang đầu tư công từ ngân sách thành phố và bổ sung quy mô (bao gồm công trình kết nối đồng bộ tuyến metro số 1, số 2 tại ga Trung tâm Bến Thành).
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành theo công trình khẩn cấp
19:40'
Dự án mở rộng đường cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có phạm vi đầu tư mở rộng tuyến có tổng chiều dài gần 22km.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm tại Công ty ZHolding vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi
18:47'
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức họp báo thông báo kết quả Phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
16:52'
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu kịp thời xử lý dứt điểm các vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn tồn đọng trước thềm Đại hội XIV, tập trung hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Huế tăng trưởng cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ
16:27'
Theo Chi cục Thống kê thành phố Huế, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 trên địa bàn tăng 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khu vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng tại Tuyên Quang
16:16'
Ngày 7/7, Chi cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang thông tin, tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) trên địa bàn tỉnh tăng 7,79% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảng giá đất mới: Cần kiểm soát để tránh gây “sốc” cho thị trường
16:02'
Khi các địa phương triển khai xây dựng bảng giá đất mới, giá đất sẽ biến động với biên độ lớn tùy từng vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá nhà ở và thị trường bất động sản nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 16.000 nhân lực, thiết bị thi công sân bay Long Thành
15:55'
Ngày 7/7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, hiện trên công trường sân bay Long Thành các đơn vị huy động gần 16.000 nhân lực, thiết bị triển khai hàng trăm mũi thi công các hạng mục.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng Việt Nam
14:37'
Ngày 6/7 (giờ địa phương), nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.