Ai chịu tác động lớn nhất khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo?

15:02' - 31/07/2023
BNEWS Nhu cầu tăng đột ngột sau khi Chính phủ Ấn Độ ngày 20/7 cấm xuất khẩu gạo trắng thường để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và ngăn chặn tình trạng tăng giá.

Trong vài ngày qua, nhiều người Ấn Độ đã xếp hàng tại các cửa hàng và siêu thị tại Mỹ để mua gạo. Để kiểm soát tình hình, nhiều cửa hàng đã phải hạn chế lượng gạo bán ra, thậm chí có cửa hàng chỉ cho phép mỗi gia đình mua một túi gạo do quá đông người mua.

Nhu cầu tăng đột ngột sau khi Chính phủ Ấn Độ ngày 20/7 cấm xuất khẩu gạo trắng thường để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước và ngăn chặn tình trạng tăng giá.

 
Thị phần gạo trắng thường vượt gạo basmati trong hai năm qua. Trong tài khóa 2022 - 2023 (kết thúc cuối tháng 3/2023), Ấn Độ xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo trắng trường và gần 4,5 triệu tấn gạo basmati. Loại gạo được xuất khẩu nhiều nhất là gạo đồ (7,8 triệu tấn).

Hơn 140 quốc gia nhập gạo trắng thường của Ấn Độ trong tài khóa 2022 - 2023. Tác động của lệnh cấm rõ rệt nhất là ở các nước láng giềng của Ấn Độ như Nepal và Bangladesh, các nước châu Phi như Madagascar, Benin, Kenya, và Ivory Coast, các nước châu Á như Malaysia và Việt Nam cùng với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước mua nhiều nhất loại gạo này.

Mỹ đứng thứ 34 trong danh sách trên, với chỉ trên 27.000 tấn nhập khẩu trung bình mỗi năm từ tài khóa 2019 đến tài khóa 2023. 30 quốc gia chịu tác động lớn hơn do lệnh cấm so với Mỹ.

Mức độ phụ thuộc của Mỹ vào Ấn Độ về loại gạo tấm là 20%. Trong khi đó, mức độ phụ thuộc của Nepal là 99%. Ở 23 nước, mức độ phụ thuộc là trên 50%.

Số liệu cho thấy việc người tiêu dùng đổ xô mua gạo tại Mỹ là do tâm lý lo ngại hoặc do người Ấn ưa chuộng các thương hiệu của Ấn Độ./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục