Airbus và Boeing đối mặt sức ép lập nhà máy tại Ấn Độ
Các hãng chế tạo máy bay Airbus và Boeing đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng trong việc thành lập các nhà máy sản xuất máy bay tại Ấn Độ, sau khi Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia cho rằng “đã đến lúc” phục vụ nhu cầu tăng vọt của nước này bằng các máy bay được lắp ráp trong nước.
Theo ông Scindia, Airbus và Boeing nên xem xét việc thiết lập nhà máy lắp ráp máy bay ở Ấn Độ. Trong khi đó, Airbus và Boeing đều nhấn mạnh quy mô và công nghệ của các khoản đầu tư hiện có tại Ấn Độ, đồng thời hạ thấp tầm quan trọng của việc lắp ráp máy bay chở khách.
Liên danh Airbus-Tata có kế hoạch lắp ráp 40 máy bay C295 tại Gujarat, quê hương của Thủ tướng Narendra Modi, người muốn hàng không vũ trụ và quốc phòng trở thành động lực chính cho kế hoạch "Sản xuất tại Ấn Độ" của ông nhằm mở rộng nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.
Tháng trước, hãng hàng không Air India do tập đoàn Tata kiểm soát đã đồng ý đặt hàng kỷ lục 470 máy bay phản lực từ Airbus và Boeing, trong khi hãng hàng không lớn nhất Ấn Độ, IndiGo, đang đàm phán mua thêm 500 máy bay nữa.
Hai nguồn tin thân cận cho biết Ấn Độ đang âm thầm vận động hành lang để lắp ráp máy bay phản lực trong vài năm. Sự thúc đẩy diễn ra vào thời điểm hai "gã khổng lồ" máy bay toàn cầu đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu tăng cao trước sức ép đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và bất ổn địa chính trị.
Dù vậy, chiến lược của hai hãng hoàn toàn khác nhau, với việc Boeing duy trì sản xuất 737 tiêu chuẩn tại khu vực Seattle, trong khi Airbus điều hành bốn mẫu A320 tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Hiện tại, cả hai hãng dường như đều phản đối lời kêu gọi của Ấn Độ về dây chuyền lắp ráp cuối, thay vào đó phát huy các khoản đầu tư hiện có vào kỹ thuật, chuỗi cung ứng và bảo trì. Boeing cho biết họ chi 1 tỷ USD mỗi năm cho linh kiện và dịch vụ từ Ấn Độ, trong khi Airbus cho biết họ chi 700 triệu USD.
Boeing trong tháng này đã công bố về một nhà máy ở Hyderabad để chuyển đổi máy bay chở khách 737 thành máy bay chở hàng chuyên dụng. Hiện cả hai nhà sản xuất máy bay đều có nhà máy phụ trách kỹ thuật và tuyển dụng hàng nghìn nhân viên ở Ấn Độ./.
- Từ khóa :
- Airbus
- Boeing
- ấn độ
- kinh tế ấn độ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Walmart sa thải hàng trăm nhân viên tại 5 trung tâm xử lý đơn hàng trực tuyến
09:28' - 25/03/2023
Một người phát ngôn xác nhận hàng trăm nhân viên của 5 trung tâm xử lý các đơn hàng trực tuyến của tập đoàn bán lẻ Walmart được yêu cầu tìm việc trong vòng 90 ngày tại các trung tâm khác của tập đoàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.