AMRO đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
Theo đánh giá sơ bộ của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) sau chuyến tham vấn thường niên của các chuyên gia hàng đầu của tổ chức này đến Việt Nam mới đây, nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc mạnh mẽ vào đầu năm 2022 nhờ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tích cực, nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm sản xuất của nước này, động lực từ nhu cầu nội địa và các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bền bỉ.
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn ý kiến của Tiến sĩ Sanjay Kalra thuộc AMRO nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2022 và 6,5% vào năm 2023. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế. Triển vọng tích cực này dựa trên nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ, sự phục hồi tiêu dùng trong nước và các dòng vốn đầu tư lành mạnh, được thúc đẩy nhờ lập trường chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp”.
Theo đánh giá, tình hình lây lan dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra tại Việt Nam đã giảm mạnh vào tháng 4/2022 và Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế biên giới cũng như các biện pháp kiểm soát trong nước.
Khoảng cách tổng sản lượng sẽ được thu hẹp đáng kể vào cuối năm 2022, tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều khắp các lĩnh vực. Mặc dù sản lượng của cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều đã vượt mức năm 2019, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là trong ngành du lịch, khách sạn và logistics.
Lạm phát giá tiêu dùng của Việt Nam dự kiến vẫn được kiềm chế dưới 3,5% năm 2022, khi các cơ quan chức năng lên kế hoạch sử dụng quỹ bình ổn giá dầu và điều hành giá để bù đắp cho áp lực phát sinh từ những diễn biến về giá năng lượng trên toàn cầu.
Với tính chu kỳ của nền kinh tế, AMRO khuyến nghị Việt Nam cần có một lập trường chính sách tài chính hỗ trợ nhẹ nhàng vào năm 2022.
Với dư địa tài khóa sẵn có và sự phục hồi không đồng đều khắp các lĩnh vực kinh tế và xã hội, chính sách này cần phải đem lại sự hỗ trợ có mục tiêu cho những đối tượng tiếp tục chịu ảnh hưởng của đại dịch, đặc biệt là lĩnh vực vi mô, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Ngoài ra, các điều kiện tiền tệ cần được bình thường hóa để kiềm chế áp lực lạm phát và giảm bớt sự mất cân bằng tài chính vốn đã xuất hiện trong môi trường lãi suất thấp.
Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của SMEs và các hộ gia đình dễ bị tổn thương, đồng thời cung cấp đủ vốn cho các lĩnh vực có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, vì nó cân bằng các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát và ổn định lĩnh vực tài chính.
Về mặt ổn định tài chính, AMRO cho rằng Việt Nam cần có các nỗ lực gia tăng nguồn vốn dự phòng để chuẩn bị cho sự suy giảm tài sản do chính sách hoãn nợ sắp hết hiệu lực. Việt Nam cũng cần có một khuôn khổ chính sách bảo mật vĩ mô để giải quyết tình trạng mất cân đối trên thị trường bất động sản.
Theo AMRO, khi đạt được tiến bộ vượt ra khỏi vị trí quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam sẽ cần thực hiện những cải cách trên một loạt lĩnh vực và điều chỉnh chính sách huy động tài chính cho tăng trưởng, phát triển và cần củng cố hơn nữa lòng tin của nhà đầu tư./.
- Từ khóa :
- armo
- việt nam
- kinh tế việt nam
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Thaco Auto hợp tác cùng Daimler phân phối xe buýt Mercedes-Benz tại Việt Nam
12:57' - 21/05/2022
Ngày 21/5, tại Khu liên hợp Thaco Trường Hải, Tập đoàn Thaco Trường Hải tổ chức lễ công bố hợp tác Thaco Auto – Daimler Bus và giới thiệu xe buýt Mercedes-Benz.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Latvia
10:06' - 21/05/2022
Trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Latvia đã có quan hệ hữu nghị hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, về thương mại, kim ngạch giữa hai nước còn rất nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam kêu gọi bảo đảm an ninh lương thực
13:00' - 20/05/2022
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh Việt Nam coi việc bảo đảm an ninh lương thực chính là nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Pháp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
08:49'
Báo Le Monde mới đăng bài phân tích về việc Ngân hàng trung ương Pháp hạ dự báo tăng trưởng năm 2025 xuống 0,7%.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều khuyến nghị về phát triển trung tâm tài chính tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh
08:45'
Thành phố Đà Nẵng đã nhận được nhiều khuyến nghị khách quan, toàn diện về các nguyên tắc cốt lõi để xây dựng một Trung tâm tài chính.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức: Phản ứng trái chiều về việc nới lỏng quy định "phanh nợ"
11:22' - 19/03/2025
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã chúc mừng Thủ tướng sắp mãn nhiệm và Thủ tướng tương lai của Đức.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện đàm Nga - Mỹ đạt nhiều kết quả tích cực
07:43' - 19/03/2025
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm thứ hai, với thời gian kỷ lục lên đến gần 2 giờ.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin: Nga và Mỹ đang khôi phục quan hệ song phương
10:56' - 18/03/2025
Ngày 17/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết Nga và Mỹ đang trên đường khôi phục quan hệ song phương và tái thiết lập các cơ chế đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh - Canada cam kết củng cố quan hệ
09:15' - 18/03/2025
Thủ tướng Anh Keir Starmer và tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã cam kết hướng tới củng cố quan hệ song phương trong bối cảnh quan hệ với Mỹ đang trở nên phức tạp.
-
Ý kiến và Bình luận
Nga phủ nhận thông tin gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Ngoại trưởng Mỹ
07:38' - 17/03/2025
Ngày 16/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã phủ nhận thông tin cho rằng Nga đã gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, đồng thời khẳng định đây là "tin giả".
-
Ý kiến và Bình luận
PGS Đại học Cambridge: Việt Nam có nền tảng phát triển trung tâm tài chính quốc tế
11:40' - 16/03/2025
Việt Nam có nền tảng và cơ hội để xây dựng thành công trung tâm tài chính quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Anh lạc quan về triển vọng hòa đàm Nga-Ukraine
08:45' - 16/03/2025
Ngày 15/3, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “sớm muộn” sẽ ngồi vào bàn đàm phán liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.