AMRO: Việt Nam cần hỗ trợ tài khóa lớn hơn nhằm tạo đà cho phục hồi kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) vừa đưa ra nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam dự kiến đạt 7% năm 2021 nhờ sự hồi phục của nhu cầu bên ngoài, giúp nền kinh tế trong nước có khả năng phục hồi và năng lực sản xuất tăng.
Theo AMRO, sau sự sụt giảm mạnh trong quý II/2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bắt đầu hồi phục trên diện rộng trong quý III/2020 nhờ việc đẩy mạnh chi tiêu cho đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi cũng như xuất khẩu mạnh mẽ.
Trong bối cảnh bất trắc gia tăng, AMRO đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì hỗ trợ về chính sách để Việt Nam tăng cường sự phục hồi kinh tế còn non yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi sang “trạng thái bình thường mới” sau dịch bệnh.
AMRO cho rằng sự phục hồi kéo dài và không đồng đều của nền kinh tế toàn cầu có thể gây phương hại tới sự phục hồi về nhu cầu bên ngoài. Mặc dù nhu cầu trong nước ở Việt Nam đã gia tăng sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, nhưng vẫn còn hoài nghi về nguy cơ tái bùng phát làn sóng dịch bệnh. Hơn nữa, những hệ lụy của dịch bệnh như kết quả kinh doanh yếu kém của các hãng, thất nghiệp gia tăng ....có thể gây tổn hại đến triển vọng phục hồi.
Về mặt tài chính, AMRO đề cập tới nguy cơ chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng bị suy giảm sẽ làm suy yếu “vùng đệm vốn” tương đối mỏng của hệ thống này. Đó là chưa kể nguy cơ dễ bị tổn thương cũng có thể nổi lên từ phân khúc cho vay tiêu dùng khá lớn và từ việc các ngân hàng tăng mạnh nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp. Những lo lắng về rủi ro cao cũng như những bất ngờ về chính sách ở các nền kinh tế lớn có thể dẫn đến những biến động mới về giá tài sản và dòng vốn.
Do đó, AMRO khuyến nghị Việt Nam hỗ trợ tài khóa lớn hơn nhằm tạo đà cho sự phục hồi kinh tế còn non yếu nếu tăng trưởng suy giảm.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ có trọng tâm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như các hộ gia đình có thu nhập thấp và tiến hành đánh giá định kỳ tính hiệu quả.
Trong khi đó, với dự báo lạm phát ở mức vừa phải, Việt Nam được khuyến nghị cần tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế, duy trì các chi phí tài chính ở mức hợp lý cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp. Với các điều kiện tài chính phù hợp hơn, việc tăng cường giám sát cho vay trong các lĩnh vực rủi ro cần phải được đảm bảo để giảm thiểu rủi ro bong bóng tài sản.
Ngoài ra, AMRO cũng nhấn mạnh tới đảm bảo duy trì hỗ trợ phát triển dài hạn, như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, mạng lưới an sinh xã hội và đặc biệt là y tế công, đồng thời quản lý một cách thận trọng những rủi ro đe dọa sự bền vững về tài chính trong dài hạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, nhiều cơ hội để kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới
17:13' - 14/02/2021
Các chuyên gia kinh tế cho biết, năm 2021 sẽ là năm đầy những thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu kinh tế Việt Nam đầu năm tích cực nhưng vẫn còn đó nỗi lo
17:36' - 06/02/2021
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc với những điểm sáng.
-
Kinh tế Việt Nam
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG: Chuyên gia đề xuất giải pháp phát triển bền vững kinh tế Việt Nam
21:25' - 30/01/2021
Nhân Đại hội XIII của Đảng, Giáo sư Trần Văn Thọ, nguyên Giáo sư Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Tokyo
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Séc: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
12:08' - 26/01/2021
Nhân dịp diễn ra Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thông Séc đã có hàng loạt bài đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00'
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.