Ấn Độ cân nhắc đề nghị mua các loại hàng hóa với mức giá giảm từ Nga
Nhu cầu dầu mỏ của Ấn Độ phụ thuộc tới 80% vào nhập khẩu và khoảng 2-3% nguồn cung dầu của quốc gia Nam Á này đến từ Nga. Tuy nhiên, với giá dầu đã tăng 40% trong năm nay, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét việc tăng lượng dầu mua của Nga nếu điều này có thể giúp giảm hóa đơn năng lượng đang ngày một leo thang.
Một quan chức Chính phủ Ấn Độ tiết lộ phía Nga đang đề nghị bán dầu và các mặt hàng khác với mức chiết khấu lớn và phía Ấn Độ cũng đưa ra phản ứng tích cực. Hiện Ấn Độ vẫn còn một số vấn đề như tìm tàu chở dầu và bảo hiểm. Sau khi giải quyết xong những vấn đề đó, Ấn Độ sẽ nhận những ưu đãi giảm giá này từ phía Nga.Một số thương nhân quốc tế đang né tránh việc mua dầu của Nga để tránh vướng vào các lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây và Mỹ. Song các quan chức Ấn Độ cho biết các biện pháp trừng phạt không ngăn cản Ấn Độ nhập khẩu loại nhiên liệu này từ Nga.
Hai bên cũng đang thiết lập một cơ chế thương mại giao dịch bằng đồng rupee và đồng ruble để sử dụng trong thanh toán dầu và các hàng hóa khác mà Ấn Độ mua từ Nga. Trước đó, Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba thế giới, dự kiến sẽ đạt mức tiêu thụ nguồn năng lượng này kỷ lục trong năm tới bất chấp việc giá dầu thô đang tiến tới ngưỡng 100 USD/thùng. Theo dự đoán của Cơ quan hoạch định và phân tích dầu mỏ thuộc Bộ Dầu mỏ Ấn Độ, nhu cầu dầu mỏ của nước này đã được xác định ở mức 214,5 triệu tấn trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Nếu đúng như vậy, đó sẽ là mức tiêu thụ cao nhất mọi thời đại và tăng 5,5% so với ước tính sửa đổi cho tài khóa 2021-2022 (kết thúc ngày 31/3 tới). Trong khi đó, Văn phòng thống kê quốc gia (NSO) của Ấn Độ cuối tháng 2/2022 cho biết tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của nước này đã tiếp tục chậm lại trong quý IV/2021, trong bối cảnh cơ quan này đã giảm mức dự báo tăng trưởng trong năm tài chính hiện tại, do giá dầu tăng mạnh và căng thẳng địa chính trị. Theo NSO, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á trong quý cuối năm ngoái đã tăng trưởng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức tăng kỷ lục 20,1% và 8,4% trong hai quý trước đó khi tác động từ dịch COVID-19 giảm bớt bắt đầu “hạ nhiệt”. Theo chuyên gia kinh tế Aditi Nayar của cơ quan xếp hạng tín dụng ICRA, con số trên ở “dưới mức mong đợi” 6,2%. NSO cũng hạ dự báo tăng trưởng trong tài khóa hiện nay từ 9,2% xuống 8,9%. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Nayar, mức dự báo trên dường như “tương đối lạc quan” do giá cả hàng hóa tăng mạnh và tác động cơ bản còn lớn hơn. Đại dịch COVID-19 đã khiến kinh tế Ấn Độ phải trải qua đợt suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1947, trước khi trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhờ chiến dịch tiêm chủng bao phủ vaccine rộng khắp cũng như làn sóng lây nhiễm thứ ba yếu hơn dự kiến. Tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng Moody’s đã dự báo mức tăng trưởng GDP trong năm 2022 của Ấn Độ là 9,5%, với sự phục hồi kinh tế mạnh hơn trông đợi. Đây là mức điều chỉnh tăng rất lớn so với dự báo 7% trước đó. Tuy nhiên, Moody’s cũng nhận định giá dầu cao và những gián đoạn nguồn cung vẫn là rào cản với tăng trưởng. Giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014, khi vượt ngưỡng 105 USD/thùng trong tuần trước, do căng thẳng Nga-Ukraine. Hiện Ấn Độ nhập khẩu gần 80% lượng dầu cần thiết./.- Từ khóa :
- ấn độ
- nga
- hàng hóa của nga
- dầu thô của nga
- kinh tế ấn độ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế từ ngày 27/3
13:22' - 14/03/2022
Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Ấn Độ Jyotiraditya Scindia ngày 13/3 cho biết nước này sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế thường kỳ từ ngày 27 /3 tới trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đã cải thiện.
-
DN cần biết
FTA Australia-Ấn Độ dự kiến hoàn tất vào cuối tuần này
08:55' - 14/03/2022
Ngày 14/3, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết thỏa thuận thương mại song phương giữa nước này và Ấn Độ dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tuần này.
-
Thị trường
Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo Thái Lan và Ấn Độ cao nhất trong hơn 8 tháng
18:39' - 12/03/2022
Giá gạo xuất khẩu tại các nước sản xuất gạo hàng đầu châu Á tăng vọt trong tuần này nhờ nhu cầu ổn định, giữa bối cảnh chi phí vận chuyển cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.