Ấn Độ lên kế hoạch giành lại các thị trường xuất khẩu dệt may
Báo Financial Express ngày 11/8 đưa tin, động thái này diễn ra trong bối cảnh New Delhi đang lên kế hoạch tái khởi động một nỗ lực nhằm giành lại nhiều thị trường xuất.
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, trong một cuộc họp gần đây với một nhóm các quan chức và nhà đầu tư Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Dệt may Ấn Độ Ravi Capoor cho biết chương trình trên sẽ khuyến khích sản xuất khoảng 40 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu cao và đưa Ấn Độ trở lại vị thế một nhà sản xuất quan trọng về hàng may mặc từ sợi tổng hợp.
Bên cạnh đó, Bộ Dệt may Ấn Độ cũng đang làm việc với Bộ Tài chính để điều chỉnh cơ cấu thuế gián thu đang làm tê liệt phân khúc hàng dệt may nhân tạo. Trong khi bông và hàng dệt làm từ bông chỉ chịu mức thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) chung là 5% trong toàn bộ chuỗi giá trị, thì mức thuế này đối với sợi tổng hợp là 18%.
Điều này diễn ra bất chấp thực tế hàng dệt nhân tạo chiếm tới 65-70% nhu cầu toàn cầu và do đó có tiềm năng xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, hàng dệt bông chiếm gần 70% thị trường.
Tình trạng này bắt nguồn từ sự can thiệp chính sách trong nhiều thập kỷ, và cùng với luật lao động cứng nhắc cũng như chi phí kho vận tăng cao, đã làm hạn chế khả năng của Ấn Độ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc.
Chính phủ Ấn Độ đã tung ra gói trị giá 60 tỷ rupee (hơn 800 triệu USD) vào năm 2016 để thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc. Nhưng do thiếu những cải cách cơ cấu để khắc phục các vấn đề tồn tại, gói này không mang lại nhiều hiệu quả.
Ông Capoor cũng nói với các nhà đầu tư rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ khuyến khích tăng công suất dệt máy theo sáng kiến “Ấn Độ tự lực”. Ấn Độ đáp ứng hơn 70% nhu cầu hằng năm của nước này thông qua nhập khẩu, trị giá khoảng 2 tỷ USD, từ các nước như Đức, Trung Quốc và Italy. Để giải quyết vấn đề, Chính phủ Ấn Độ sẽ thúc đẩy việc thiết lập các khu phức hợp dệt may lớn gần các cảng.
Các biện pháp can thiệp chính sách lớn như trên sẽ được đưa ra trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến xuất khẩu của Ấn Độ chậm lại.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 33,7 tỷ USD trong tài khóa 2020, và chứng kiến mức sụt giảm mạnh hơn do COVID-19 gây ra, tới gần 72% trong 2 tháng đầu tài khóa này (tháng 4-5/2020).
Do đó, tỷ trọng của ngành dệt may trong cơ cấu xuất khẩu nói chung đã liên tục giảm trong những năm gần đây, từ mức 13,7% trong tài khóa 2016 xuống chỉ còn 10,8% trong tài khóa trước, mức thấp nhất trong khoảng một thập kỷ./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dệt May Nam Định dịch chuyển cơ cấu sản xuất
10:18' - 02/08/2020
Để đảm bảo duy trì hoạt động và việc làm cho người lao động trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Dệt May Nam Định đã có những xoay chuyển trong cơ cấu sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may châu Á điêu đứng vì đại dịch COVID-19
13:05' - 28/07/2020
Theo nhật báo Yomiuri, ngành dệt may châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khi một số lượng lớn các đơn đặt hàng đã bị hủy.
-
Chuyển động DN
Campuchia điều tra mức sống của lao động dệt may mùa COVID-19
12:16' - 21/07/2020
Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia (MLVT) đang tiến hành điều tra về điều kiện sống của lao động dệt may và tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành này tính đến ngày 31/7/2020.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ngành hồ tiêu tìm phương án ứng phó thách thức kép
20:41' - 17/04/2025
Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng khả quan nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam đang đối diện với thách thức kép bao gồm áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ và cảnh báo về dư lượng hoá chất từ nhiều thị trường khác nhau.
-
DN cần biết
Giải pháp mới thu hút khách hàng của doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc
16:18' - 17/04/2025
Hiện nay, một xu hướng có hệ thống hơn đang xuất hiện trong giới chủ doanh nghiệp cá nhân tại Hàn Quốc thông qua việc thu hút những khách hàng có ý thức về ngân sách.
-
DN cần biết
Hàn Quốc tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia “Dự án tự thân” ở Việt Nam
13:38' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp khu vực Busan của Hàn Quốc cho biết đã chính thức tìm kiếm các công ty khởi nghiệp tham gia chương trình “Dự án tự thân” tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Thương mại điện tử của Italy tăng mạnh nhờ ứng dụng AI
15:19' - 16/04/2025
Doanh số bán hàng trực tuyến năm 2024 tại Italy đạt tổng cộng 85,4 tỷ euro (97,2 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2023 nhờ việc triển khai AI.
-
DN cần biết
Gần 400 đơn vị tham gia Triển lãm quốc tế lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
14:45' - 16/04/2025
Sáng 16/4, Triển lãm Quốc tế ngành lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 4 với chủ đề "Sản phẩm tự nhiên – xanh – bền vững" đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo
13:51' - 16/04/2025
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh - sạch - thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.
-
DN cần biết
Bình Dương khai mạc Triển lãm quốc tế ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
18:58' - 15/04/2025
Bình Dương hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp và đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Thương hiệu quốc gia đón đầu xu thế giảm phát thải
09:47' - 15/04/2025
Trước xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia khẳng định vai trò tiên phong bằng hành động cụ thể hướng tới kỷ nguyên xanh.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh
16:45' - 14/04/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 987/QĐ-BCT về việc ban hành kế hoạch cập nhật rà soát cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực nhà nước của Bộ Công Thương năm 2024.