Ngành dệt may châu Á điêu đứng vì đại dịch COVID-19
Các công ty dệt may châu Á thường nhận được các hợp đồng thầu phụ từ các công ty may mặc ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, các công ty này đã đơn phương đưa ra nhiều yêu sách, khiến cho các doanh nghiệp dệt may châu Á càng trở nên khó khăn hơn.
*Giảm giá Bangladesh là nước xuất khẩu mặt hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Hơn 4.500 công ty ở nước này nhận được đơn hàng từ các công ty may mặc ở phương Tây, và họ sản xuất hàng may mặc như áo polo và quần áo lót. Vào cuối tháng 2/2020, khi tình trạng lây nhiễm dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng ở châu Âu, các công ty Bangladesh đã nhận được thông báo hủy một lượng lớn đơn đặt hàng cùng với hàng loạt yêu cầu giảm giá và các yêu cầu khác.Điều này là do việc phong tỏa nhiều thành phố ở các nước châu Âu dẫn đến nhu cầu hàng may mặc giảm nhanh.
Vào tháng 4/2020, một công ty may mặc lớn của Anh đã hủy các đơn hàng với nhiều nhà thầu phụ với tổng trị giá 8,22 triệu USD, và điều này tạo ra vấn đề về vốn lưu động cho các nhà thầu phụ này.Do đó, các nhà thầu phụ đã không thể trả lương cho nhân viên. Các thành phẩm và bán thành phẩm cũng bị hủy bỏ. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) Rubana Huq phàn nàn rằng đó là yêu sách không hợp lý.
*Thất nghiệp Tại Bangladesh, virus SARS-COV-2 bắt đầu lây lan rộng từ đầu tháng 4/2020, khiến nhiều nhà thầu phụ buộc phải tạm thời đóng cửa nhà máy. Trong bối cảnh tình trạng suy thoái kinh tế trở nên nghiêm trọng, nhiều nhà thầu phụ đã nối lại hoạt động bất chấp thực tế là dịch bệnh vẫn chưa được khống chế.Mặc dù vậy, các công ty Bắc Mỹ và châu Âu chưa nối lại việc đặt hàng. Hậu quả là, theo BGMEA, khoảng 4 triệu người đang gặp khó khăn về tài chính vì những lý do như thất nghiệp.
Do đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã cảnh báo các công ty may mặc ở phương Tây cần phải có biện pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho các nhà thầu phụ và nhân viên của họ. *Lo ngại về biện pháp trừng phạt Các nhà thầu phụ ở Campuchia đã gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu từ Trung Quốc, nơi dịch COVID-19 bùng phát đầu tiên. Kết quả là nhiều công ty may mặc ở Bắc Mỹ và châu Âu đã hủy đơn hàng. Hiện tại, khoảng 4 triệu nhà máy đang tạm ngừng hoạt động và khoảng 150.000 người mất việc. Tại Myanmar, hơn 30.000 công nhân trong ngành dệt may được cho là đã thất nghiệp. Trong khi đó, ngành dệt may Campuchia đang lo ngại về khả năng Liên minh châu Âu (EU) - thị trường lớn nhất của nước này - sẽ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Campuchia.Từ năm 2001, EU đã đưa Campuchia vào danh sách các nước hưởng lợi từ chương trình ưu đãi thuế quan "Tất cả Trừ Vũ khí" (EBA), nhờ vậy, tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu của Campuchia (ngoại trừ vũ khí) vào khối này sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, EU có kế hoạch rút lại một phần ưu đãi thuế quan này từ ngày 12/8./.
- Từ khóa :
- Dệt may
- ngành dệt may châu á
- dịch covid19
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Campuchia điều tra mức sống của lao động dệt may mùa COVID-19
12:16' - 21/07/2020
Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia (MLVT) đang tiến hành điều tra về điều kiện sống của lao động dệt may và tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành này tính đến ngày 31/7/2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Fitch Solutions: Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực dệt may
17:01' - 17/07/2020
Theo báo cáo của Fitch Solutions mới đây, Việt Nam, Campuchia và Myanmar nằm trong số những quốc gia châu Á sẽ có nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng cao trong lĩnh vực phát triển sản xuất hàng may mặc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.