Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài 1: Cơ hội và rủi ro
Nền kinh tế Ấn Độ đang thể hiện sự ổn định đáng kể trước các cú sốc địa chính trị và kinh tế nhờ nền tảng kinh tế vững chắc, tăng trưởng trong nước mạnh mẽ và quản lý tiền tệ hiệu quả. Mặc dù vậy, nước này vẫn đối mặt với rủi ro từ biến động giá năng lượng, thay đổi lãi suất toàn cầu và thách thức nội bộ như chi phí hậu cần cao và cải cách chậm.
Trong bối cảnh đó, quốc gia Nam Á tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư, nhưng cần duy trì cải cách và thận trọng trước sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cụ thể: Sự ổn định, tiềm năng thị trường cùng tính trung lập về mặt chiến lược của Ấn Độ đã đưa quốc gia này trở thành một lựa chọn nổi bật trong bối cảnh thế giới đang chao đảo bởi những cuộc chiến tranh thương mại.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, các nhà đầu tư ngày càng chuyển hướng sang Ấn Độ như một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 4/2025 cho thấy, 42% các nhà quản lý quỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang nắm giữ cổ phiếu Ấn Độ, so với 39% ở Nhật Bản và chỉ 6% ở Trung Quốc.Sự dịch chuyển này được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ, đà tăng trưởng hạ tầng ấn tượng, cùng lợi thế mà Ấn Độ gặt hái được từ quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu. Ấn Độ đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hàng đầu trong khu vực, giữa bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn tái hiệu chỉnh thương mại toàn cầu.
Cơ hội và rủi ro trong làn sóng đầu tư vào Ấn ĐộMôi trường kinh tế vĩ mô và địa chính trị của Ấn Độ vào giữa năm 2025 làm nổi bật cả triển vọng và thách thức của nước này. Ấn Độ vẫn là tâm điểm chú ý của kinh tế toàn cầu: ước tính tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vượt quá 6% trong năm 2025, với lạm phát dao động quanh mức 4% — phản ánh một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới đi kèm với áp lực giá tương đối ổn định.Nền tảng vững chắc này được củng cố bởi thị trường nội địa rộng lớn và sự gia tăng đầu tư vào sản xuất, được thúc đẩy thông qua các sáng kiến của chính phủ như chương trình Khuyến khích liên kết sản xuất (PLI), qua đó củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Trên lĩnh vực thương mại, Ấn Độ đã nổi lên như một lựa chọn thay thế hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa rủi ro và giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, các điểm nóng địa chính trị gần đây đã làm gia tăng mức độ bất ổn. Căng thẳng Ấn Độ – Pakistan leo thang vào tháng 4/2025, dẫn đến tình trạng bế tắc nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong nhiều năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng hiện đã được kiềm chế, song sự kiện này làm nổi bật các mối đe dọa an ninh dai dẳng mà giới đầu tư cần theo dõi một cách sát sao.Đồng thời, chính sách đối ngoại của Mỹ đã có những thay đổi đáng kể dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Washington hiện đang theo đuổi một cách tiếp cận pha trộn: một mặt thể hiện thái độ hòa giải với Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán thương mại tại Geneva sau giai đoạn căng thẳng, mặt khác vẫn tái khẳng định vai trò của Ấn Độ như một đối tác kinh tế và chiến lược then chốt.
Vào đầu năm 2025, Mỹ và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận đàm phán hiệp định thương mại và giải quyết các tranh chấp thuế quan lâu dài, với việc Ấn Độ cam kết tăng nhập khẩu những sản phẩm năng lượng và quốc phòng của Mỹ. Khi chiến tranh thương mại Mỹ–Trung Quốc lắng xuống, Ấn Độ thấy mình đang tăng cường quan hệ với các nền kinh tế phương Tây. Căng thẳng thương mại quốc tế đã đưa Ấn Độ trở thành tâm điểm chú ý như một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.Với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những điểm nóng bảo hộ thương mại khác đang làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, Ấn Độ đã nổi lên như một nơi ẩn náu tương đối an toàn cho giới đầu tư giữa bối cảnh hỗn loạn. Ít bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kinh tế Ấn Độ đã hưởng lợi từ dòng vốn và các hoạt động kinh doanh chuyển hướng. Những công ty đa quốc gia ngày càng áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1 — tận dụng năng lực ngày càng tăng ở các quốc gia như Ấn Độ để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Những chính sách thân thiện với nhà đầu tư của Ấn Độ đã khéo léo tận dụng được đà chuyển dịch này.
Ngoài ra, tăng trưởng của Ấn Độ được thúc đẩy nhiều hơn bởi tiêu dùng trong nước hơn là xuất khẩu, mang lại mức độ cách ly nhất định khỏi các cú sốc thương mại toàn cầu. Trong khi căng thẳng thương mại làm suy yếu niềm tin của những nhà đầu tư toàn cầu, chúng cũng thúc đẩy việc định giá lại đầu tư, qua đó củng cố thêm cho câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ.Tuy nhiên, Ấn Độ không miễn nhiễm với các xung đột thương mại quốc tế – chi phí đầu vào cao hơn do chuỗi cung ứng bị gián đoạn hoặc sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu vẫn có thể gây ra những thách thức. Dù vậy, xét về tổng thể, môi trường đầu tư của Ấn Độ đã được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Ấn Độ được coi là một lựa chọn đáng tin cậy ở châu Á, có thể dựa vào khi các luồng gió thương mại của những cường quốc trở nên hỗn loạn.
Tiếp theo: Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài cuối: Triển vọng Trung Quốc + 1Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.