Ấn Độ siết chặt kiểm soát các công ty truyền thông xã hội
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo ngày 24/2 cho biết chính phủ Ấn Độ đang chuẩn bị một dự thảo quy định yêu cầu các công ty truyền thông xã hội nhanh chóng xóa bỏ những nội dung gây tranh cãi và hỗ trợ công tác điều tra của nhà chức trách.
Động thái này sẽ diễn ra tiếp sau một cuộc tranh cãi với Twitter và trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang tìm cách siết chặt kiểm soát đối với những “người khổng lồ” công nghệ đầy quyền lực.
Facebook đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên toàn cầu từ các nhà xuất bản và chính trị gia hồi tuần trước sau khi chặn nội dung cập nhật (news feed) ở Australia trong một cuộc tranh chấp với chính phủ về chia sẻ doanh thu.
Tại Ấn Độ, Twitter đã phớt lờ các yêu cầu xóa nội dung liên quan đến những cuộc biểu tình của nông dân, qua đó làm tăng thêm quyết tâm của Chính phủ Thủ tướng Narendra Modi kể từ năm 2018 nhằm thắt chặt quy định đối với những nội dung bị xem là thông tin sai lệch hoặc bất hợp pháp.
Dự thảo quy định nói trên sẽ buộc các công ty truyền thông xã hội, như Facebook và Twitter, và các nền tảng chiếu phim trực tuyến (over-the-top OTT), như Netflix và Prime Video của Amazon, có trách nhiệm hơn đối với những nội dung được chia sẻ qua các nền tảng của họ.
Dự thảo quy định tuyên bố các công ty phải xóa nội dung càng sớm càng tốt, nhưng không chậm hơn 36 giờ sau khi nhận được yêu cầu của chính phủ hoặc mệnh lệnh pháp lý.
Họ cũng phải hỗ trợ điều tra hoặc các sự cố khác liên quan đến an ninh mạng trong vòng 72 giờ kể từ khi có yêu cầu.
Ngoài ra, nếu một bài đăng mô tả một cá nhân trong bất kỳ hành vi hoặc hoạt động tình dục nào, các công ty phải vô hiệu hóa hoặc xóa bỏ nội dung đó trong vòng một ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.
Dự thảo quy định cũng yêu cầu các công ty phải bổ nhiệm một quan chức phụ trách việc tuân thủ quy định, một quan chức phụ trách phối hợp thực thi pháp luật và một nhân viên giải quyết khiếu nại.
Facebook hiện chưa trả lời đề nghị bình luận, trong khi Twitter cũng đã từ chối lên tiếng về dự thảo mới.
Trước đó, mạng xã hội "tiểu blog" này đã không gỡ bỏ tất cả các tài khoản mà Chính phủ Ấn Độ cáo buộc là phát tán những điều dối trá về các cuộc biểu tình liên quan đến cải cách nông nghiệp.
Các nguồn tin trong ngành cho biết dự thảo quy định mới có thể ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của các đại gia công nghệ tại Ấn Độ và làm tăng thêm các rắc rối liên quan đến việc tuân thủ quy định. Các quy định mới cũng sẽ được áp dụng đối với các nền tảng kỹ thuật số và trực tuyến khác.
Dự thảo nhấn mạnh: "Một nhà xuất bản cần phải tính đến đặc điểm đa chủng tộc và đa tôn giáo của Ấn Độ, đồng thời cần thận trọng khi giới thiệu các hoạt động, tín ngưỡng, thực hành hoặc quan điểm về bất kỳ một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo nào”.
Trước đó các nền tảng chiếu phim trực tuyến như Netflix và Amazon Prime đã phải đối mặt với nhiều khiếu nại ở Ấn Độ vì những nội dung mang tính vi phạm thuần phong mỹ tục./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mỹ điều tra sự cố vụ cháy động cơ máy bay Boeing 777-200
09:25' - 24/02/2021
Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) cho biết giới chức nước này đang nỗ lực "không ngừng nghỉ" để điều tra sự cố vụ cháy động cơ máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines.
-
Doanh nghiệp
Indonesia sẽ thành lập tập đoàn năng lượng địa nhiệt lớn nhất thế giới
07:35' - 24/02/2021
Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia đang xúc tiến thành lập tập đoàn năng lượng địa nhiệt trong năm 2021 với quy mô lớn nhất thế giới.
-
Doanh nghiệp
Microsoft “bắt tay” với các nhà xuất bản châu Âu trong cuộc chiến phí bản quyền
12:09' - 23/02/2021
Microsoft và bốn tổ chức lớn về báo chí ở Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch hợp tác tạo ra một giải pháp buộc các nền tảng công nghệ lớn phải trả tiền khi sử dụng các nội dung tin tức.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Các tập đoàn công nghiệp kêu gọi nỗ lực bảo vệ khí hậu toàn cầu
08:37'
Lời kêu gọi trên được BDI đại diện các nước thành viên B7 gửi tới G7 trong một tuyên bố chung vào ngày khai mạc hội nghị bộ trưởng G7 về môi trường, khí hậu và năng lượng ở Berlin (Đức).
-
Doanh nghiệp
Pfizer sẽ bán thuốc “phi lợi nhuận” cho các nước nghèo nhất thế giới
07:30'
Công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho biết sẽ bán các loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế của doanh nghiệp này cho các nước nghèo nhất thế giới với mức giá “phi lợi nhuận”.
-
Doanh nghiệp
EVNNPT đề cao vấn đề an toàn trong sản xuất
19:55' - 25/05/2022
Văn hóa của EVNNPT chính là “Tuân thủ - tôn trọng – trách nhiệm - tận tâm – tin tưởng”, tính “tuân thủ” được đặt đầu tiên cũng là đề cao vai trò an toàn quan trọng nhất.
-
Doanh nghiệp
EVN đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong kỳ SEA Games 31
13:12' - 25/05/2022
Đóng góp cho thành công chung của SEA Games 31, EVN đã đảm bảo cung cấp điện tuyệt đối an toàn, ổn định, phục vụ các trận thi đấu cũng như nhiều hoạt động liên quan của Đại hội.
-
Doanh nghiệp
Nhiều nước đặt mua vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ của hãng Bavarian Nordic
10:03' - 25/05/2022
Nhà sản xuất vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ duy nhất trên thế giới đang được nhiều nước tiếp cận để đặt mua vaccine phòng căn bệnh hiện đang lây lan gần 20 nước trên thế giới.
-
Doanh nghiệp
Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đầu tư mạnh cho năng lượng sạch
09:00' - 25/05/2022
Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc ngày 24/5 cho biết sẽ đầu tư 37.600 tỷ won (29,6 tỷ USD) trong 5 năm tới vào các lĩnh vực như năng lượng sạch, quốc phòng, vũ trụ.
-
Doanh nghiệp
Bulgaria chấp nhận mua khí đốt Nga bằng đồng ruble
15:17' - 24/05/2022
Ngày 24/5, Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria, ông Alexander Nikolov cho biết Chính phủ Bulgaria cân nhắc lại sau khi từ chối trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển chính thức cho Sea Games 31
14:15' - 24/05/2022
Với cương vị là Hãng hàng không vận chuyển chính thức cho SEA Games 31, Vietravel Airlines vinh dự “chuyên chở những giấc mơ vàng” trong suốt kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31).
-
Doanh nghiệp
Nhận định nhiều khó khăn, Hòa Phát đặt mục tiêu lợi nhuận giảm
13:56' - 24/05/2022
Dù trong hoàn cảnh, thị trường thế nào, Hòa Phát cũng sẽ luôn có kết quả tốt nhất ngành, hơn tất cả doanh nghiệp khác.