Ấn Độ sửa quy định để kiểm soát nhà thầu từ các nước láng giềng
Mặc dù không nêu đích danh bất kỳ quốc gia nào, nhưng sắc lệnh này được cho là nhằm hạn chế đầu tư và quan hệ đối tác của Trung Quốc trong các dự án tại Ấn Độ.
Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ (PIB) cho hay sắc lệnh trên cho phép chính phủ trung ương can thiệp vào những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quốc phòng và an ninh quốc gia.
Theo đó, bất kỳ nhà thầu nào từ các quốc gia có chung biên giới đất liền với Ấn Độ sẽ chỉ đủ điều kiện đấu thầu nếu đăng ký với cơ quan do Bộ Xúc tiến công nghiệp và Thương mại nội địa Ấn Độ lập ra. Trong khi đó, các nhà thầu cũng phải được Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ấn Độ chấp thuận về mặt chính trị và an ninh.
Quy định mới sẽ tìm cách chặn nguồn cung văn phòng phẩm, tua-bin và thiết bị viễn thông cũng như trao các hợp đồng về điện lực và đường sá cho các công ty có quan hệ với Trung Quốc. Quy định chỉ được nới lỏng trong một số trường hợp hạn chế, như mua sắm vật tư y tế chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho đến ngày 31/12/2020.
Động thái này diễn ra tiếp sau lệnh cấm gần đây của nhà chức trách Ấn Độ đối với 59 ứng dụng Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước ở khu vực Ladakh vẫn ở mức cao khi quá trình lui quân khỏi các địa điểm đối đầu đang diễn ra chậm chạp.
Các quy định mới dường như đang phát đi tín hiệu rằng Ấn Độ ngày càng mất kiên nhẫn với Trung Quốc do đã không tuân thủ đầy đủ “sự đồng thuận” về việc rút quân và xoa dịu căng thẳng.
Trước đó hồi tháng 4/2020, Ấn Độ cũng đã sửa đổi chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm hạn chế các nước láng giềng như Trung Quốc thừa cơ thâu tóm doanh nghiệp Ấn Độ, giữa lúc dịch bệnh COVID-19 đang làm kiệt quệ nền kinh tế quốc gia Nam Á này.
Theo đó, hoạt động đầu tư FDI từ các nước láng giềng vào các công ty Ấn Độ cũng như việc chuyển quyền sở hữu các công ty trong nước bắt nguồn từ hoạt động đầu tư này sẽ phải được chính quyền New Delhi phê duyệt./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ mời gọi các nhà đầu tư Mỹ
08:05' - 23/07/2020
Ấn Độ đang thu hút mạnh nguồn FDI, mỗi năm cao hơn đáng kể so với năm trước đó.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không quốc gia Ấn Độ cắt giảm mạnh lương của nhân viên
05:30' - 23/07/2020
Hãng hàng không quốc gia Air India (AI) đã cắt giảm mạnh lương nhân viên của hãng với hiệu lực hồi tố từ ngày 1/4/2020 cho đến khi có quyết định tiếp theo, bất chấp sự phản đối của người lao động.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ IndiGo cắt giảm 10% nhân viên
08:28' - 21/07/2020
Hãng hàng không giá rẻ Ấn Độ IndiGo đã quyết định cắt giảm 10% nhân viên của hãng, trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc cải thiện tích cực trong tháng Ba
16:13' - 30/03/2023
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng Ba, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác tài chính ASEAN+3
15:14' - 30/03/2023
Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN+3 trong năm 2022 ghi nhận sự phục hồi sau giai đoạn COVID-19, chủ yếu đến từ tăng nhu cầu nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và EU đẩy mạnh hợp tác về thuế biên giới carbon mới
10:03' - 30/03/2023
Anh và EU đang tăng cường phối hợp nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và phản ứng với chương trình trợ cấp xanh khổng lồ của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên đang ấm dần lên.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo châu Á là động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu?
18:59' - 29/03/2023
Theo báo cáo thường niên của BFA, tốc độ tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2023 có thể đạt 4,5%, cao hơn mức 4,2% trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Pháp khẳng định vẫn thực thi luật cải cách hưu trí
11:35' - 29/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Pháp đã bác bỏ yêu cầu của các công đoàn về việc cân nhắc lại luật tăng tuổi hưu đang gây tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn giải ngân 19 tỷ euro cho Italy
08:22' - 29/03/2023
Ủy ban châu Âu (EC) đã hoãn việc giải ngân khoản viện trợ khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 trị giá 19 tỷ euro (20,5 tỷ USD) cho Italy.
-
Kinh tế Thế giới
EU hướng tới ngừng nhập khẩu LNG của Nga
07:57' - 29/03/2023
Các Bộ trưởng Năng lượng EU đã đề xuất những quy tắc thị trường khí đốt mới sẽ cung cấp cho các nước thành viên một lộ trình ngừng nhập khẩu LNG từ Nga mà không cần dùng đến các biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Nội các Nhật Bản duyệt chi 17 tỷ USD cho các biện pháp chống lạm phát
15:46' - 28/03/2023
Ngày 28/3, Chính phủ Nhật Bản đã duyệt chi 2.222,6 tỷ yen (khoảng 17 tỷ USD) từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2022 để thực hiện các biện pháp nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
EC yêu cầu Italy thu hồi 400 triệu euro cho hãng hàng không Alitalia vay
14:34' - 28/03/2023
Hãng Alitalia đã tuyên bố phá sản và ngừng hoạt động năm 2021 sau khi lỗ chồng chất tới 11 tỷ euro trong 2 thập kỷ.