Ấn Độ thêm nỗ lực trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc tại châu Phi
Bắt đầu từ ngày 26/10, thủ đô New Delhi của Ấn Độ sẽ đón tiếp hàng chục nguyên thủ quốc gia châu Phi nhân một Hội nghị thượng đỉnh hiếm hoi giữa "lục địa Đen" và cường quốc Nam Á này.
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - châu Phi phải diễn ra từ tháng 12/2014, nhưng do dịch bệnh Ebola bùng lên tại châu Phi, cuộc họp đã được lùi thời hạn, và sẽ diễn ra trong các ngày 26-29/10.
Với hơn 40 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ đã nhận lời mời đến dự, hội nghị này sẽ là cuộc tập hợp đông đảo lãnh đạo nước ngoài nhất tại Ấn Độ từ năm 1983 đến nay. Hội nghị là dịp để Ấn Độ cho thấy quyết tâm phát triển mạnh hơn nữa quan hệ với châu Phi.
Đối với Ấn Độ, châu Phi có một tầm quan trọng rất lớn vì có thể là nguồn cung ứng nguyên liệu và nhiên liệu mà nền kinh tế Nam Á này rất cần, tương tự như trong trường hợp của Trung Quốc.
Ấn Độ phải nhập khẩu đến 80% lượng dầu sử dụng, và đang nhắm đến Nigeria (Ni-giê-ri-a) và Angola (An-gô-la) để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông. Ấn Độ cũng nhập khẩu từ châu Phi các loại khoáng sản, kim loại, đá quý và hóa chất.
Vấn đề là, tại châu Phi, Ấn Độ đã bị lép vế hẳn so với Trung Quốc. Vào năm 2014 chẳng hạn, trao đổi thương mại Trung Quốc - châu Phi lên đến 200 tỷ USD, tức là cao hơn cả GDP của 30 quốc gia nhỏ nhất châu Phi gộp lại.
Trong khi đó, thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi chỉ ở mức 70 tỷ USD. Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Ấn Độ với châu Phi đang trong chiều hướng tăng lên rõ rệt, với thương mại song phương vào năm 2000 chỉ có 3 tỷ USD nhưng đến năm 2014 đã lên 70 tỷ USD.
Trong hàng thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường tài trợ cho rất nhiều công trình ở châu Phi như sân vận động, bệnh viện, đường cao tốc, để đổi lấy các hợp đồng cung ứng nguyên liệu.
Trong khi đó, Ấn Độ vì không có năng lực tài chính dồi dào như Trung Quốc nên đã nhấn mạnh trên vấn đề chia sẻ kiến thức và công nghệ, cũng như tăng viện trợ phát triển lên 5,4 tỷ USD.
Chiến lược của Ấn Độ cũng là dựa trên các nhà đầu tư tư nhân cỡ nhỏ, chứ không đi theo hướng của Trung Quốc, đầu tư ồ ạt với sự hậu thuẫn của Nhà nước vào các công trình quy mô trong lĩnh vực khai thác mỏ hay công nghệ chế biến.
Lê Minh (Theo Đài RFI)
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.